Ý kiến trái chiều về quảng cáo rượu, bia trên mạng internet

Hồng Hương 16/11/2018 13:20

Liên quan đến các quy định nêu trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia về việc cấm bán rượu bia trên internet, nhiều ĐBQH đã có những quan điểm trái chiều.

Có ĐB phân tích mặt hàng này là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật nhưng cách quảng cáo bia rượu làm cho người nghe lầm tưởng sự hấp dẫn của nó. Do đó, việc quảng cáo bia, rượu phải cấm trên tất cả các loại hình báo chí, mạng xã hội chứ không chỉ riêng ở các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh dành cho thiếu nhi.

Ngược lại, nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm và phân tích việc cấm bán bia trên mạng internet tại Khoản 3 điều 20 của Dự thảo Luật tạo ra những mâu thuẫn trong pháp luật và bất cập trong thực tiễn. 

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương)

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương)

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) phân tích mặt hàng này là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật nhưng các quảng cáo bia rượu làm cho người nghe lầm tưởng sự hấp dẫn, như: Hào khí ngàn năm, chất men thành công, chung một đam mê… Những lời đó đã cố tình quên đi những vụ thảm án hay những vụ tai nạn giao thông, các vụ bạo hành… cũng từ rượu, bia mà ra.

Dẫn ra "thành tích" uống bia đứng đầu Đông Nam Á, thứ 3 châu Á của Việt Nam, ĐB Nhân thẳng thắn: "Thật khó mà tự hào về thành tích uống bia, rượu đứng đầu Đông Nam Á của Việt Nam".

Từ phân tích trên, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương cho rằng việc quảng cáo bia, rượu phải cấm trên tất cả các loại hình báo chí, mạng xã hội chứ không chỉ riêng ở các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh dành cho thiếu nhi được quy định tại dự luật.

Với quan điểm ngược lại, ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) cho rằng rượu và bia là hai mặt hàng hoàn toàn khác nhau, không thể đưa ra một bộ khung pháp lý để chế tài giống nhau.

Theo ĐB Chiểu, rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, còn bia thì không. Việc cấm bán bia rượu trên Internet là trái luật, trái với chủ trương của Chính phủ về việc tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0.

"Quy định cấm bán bia trên Internet sẽ tạo sự phản ứng ngược từ các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh đồ uống có cồn. Các doanh nghiệp sẽ nhận định rằng Việt Nam là đất nước không nhất quán trong chính sách, ảnh hưởng đến chỉ số niềm tin và chỉ số cạnh tranh", ông Trần Quang Chiểu nói. 

ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam)

ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam)

Đồng quan điểm, ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho rằng, quy định cấm bán bia trên Internet không phù hợp với chủ trương của nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho phát triển thuận lợi cho phát triển công nghiệp 4.0 nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bởi việc cấm bán bia trên mạng internet, tạo ra rào cản thương mại phân biệt đối xử, không phù hợp với Khoản 4, điều 5 của Luật Đầu tư quy định nhà nước có sự bình đẳng với các nhà đầu tư, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động kinh doanh, phát triển bền vững các ngành nghề kinh tế. 

Có thể bạn quan tâm

  • Sẽ không khả thi nếu cấm kinh doanh rượu bia trên internet

    Sẽ không khả thi nếu cấm kinh doanh rượu bia trên internet

    11:25, 16/11/2018

  • Tiêu thụ rượu bia: Việt Nam đang ở mức báo động

    Tiêu thụ rượu bia: Việt Nam đang ở mức báo động

    11:06, 09/11/2018

  • Xây dựng môi trường công sở không rượu bia khó thật?!

    Xây dựng môi trường công sở không rượu bia khó thật?!

    11:00, 08/11/2018

  • Doanh nghiệp rượu bia

    Doanh nghiệp rượu bia "nặng gánh" với bảo hiểm sức khỏe?

    17:21, 21/06/2018

  • Đề xuất tăng thuế rượu bia để giảm tiêu thụ?

    Đề xuất tăng thuế rượu bia để giảm tiêu thụ?

    05:34, 17/06/2018

“Như tôi đã nêu ở trước, bia và rượu hoàn toàn khác nhau về nồng độ cồn, bia không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện như rượu, việc đưa bia cùng đối tượng như rượu là hoàn toàn không bình đẳng và không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành…

Do vậy, việc viện dẫn một sản phẩm rượu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện để đưa vào Dự thảo luật cấm cả sản phẩm bia không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện là không đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam,” ĐB Phan Thái Bình thẳng thắn.

ĐB Bình cũng chỉ rõ, hiện nay, bán hàng trên internet là một công cụ giúp nhà nước tiết kiệm chi phí và nguồn lực kiểm soát hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và sẽ góp phần cấm thất thu thuế bởi thông qua hệ thống giao dịch điện tử cơ quan thuế hoàn toàn kiểm soát việc thu thuế một cách triệt để, tiết kiệm chi phí và nguồn lực kiểm tra.

ĐB Phan Thái Bình phân tích: “Bán hàng trên mạng internet là kênh minh bạch, rõ ràng với các giao dịch diễn ra công khai và được lưu trữ chứng từ điện tử đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhà nước… Do vậy tôi đề nghị bỏ quy định không được bán bia trên mạng internet quy định tại Khoản 3 điều 20 của Dự thảo Luật”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ý kiến trái chiều về quảng cáo rượu, bia trên mạng internet
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO