Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Trong cùng một ngày, lần lượt lãnh đạo cao nhất và cổ đông lớn nhất của Yeah1 thông báo thoái gần như toàn bộ cổ phần. Yeah1 như con thuyền không bến…
>>>Yeah1 thoát lỗ nhờ bán công ty con
“Rắn mất đầu”...
Mới đây, Bà Trần Uyên Phương, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 vừa thông báo đã bán 4,1 triệu cổ phiếu của công ty. Sau giao dịch này, tỷ lệ sở hữu của Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát giảm từ 14% xuống còn 0,8%.
Cũng trong ngày 26/5, Chủ tịch HĐQT Yeah1, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cũng thông báo muốn bán hết 4 triệu cổ phiếu, tương đương 12,9% cổ phần công ty. Ông Tống đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu của mình theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ ngày 1/6 đến 10/6.
Như vậy, lần lượt lãnh đạo cao nhất và cổ đông lớn nhất của Yeah1 đều công khai thoái toàn bộ vốn khỏi công ty. Động thái này diễn ra ngay trước thềm đại hội cổ đông thường niên của tập đoàn đang chuẩn bị diễn ra vào tháng 6 tới.
Trước đó, hồi tháng 4 vừa qua, quỹ DFJ VinaCapital cũng đã thoái hết vốn tại Yeah1. VinaCapital là một trong những quỹ đầu tư đồng hành với Yeah1 lâu nhất khi nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp này trong hơn 10 năm.
Vì đâu nên nỗi?
Trong quá khứ, Yeah1 Group là một trong những Tập đoàn truyền thông đa kênh phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, họ hoạt động trong các lĩnh vực truyền thông, truyền thông Kỹ thuật số và thương mại truyền thông.
Tập đoàn từng hợp tác với hơn 20 công ty trong chuỗi giá trị mở rộng hoạt động trên toàn cầu với doanh thu từ hơn 150 quốc gia để tiếp cận thị trường toàn cầu. Họ đã từng rất mạnh trong việc làm nội dung hướng đến giới trẻ và tạo ra những xu hướng mới phát lên trên YouTube. Đã có lúc, Yeah1 có đến 7 tỷ lượt xem mỗi tháng, đặc biệt là những khách hàng trẻ, những người sẵn sàng “xuống tay” cho các sản phẩm yêu thích hoặc đang là xu hướng.
Giá cổ phiếu của họ thời đỉnh cao đạt mức 343.000đ/cp. Doanh thu năm 2018 đạt con số 1.658 tỷ đồng, tăng trưởng 97%, lợi nhuận sau thuế cả năm lên đến 180 tỷ đồng so với mức 82 tỷ đồng của năm 2017.
Nhưng, Yeah1 đã bị cáo buộc dung túng các kênh YouTube “không phù hợp” để kiếm tiền, và vi phạm các tiêu chuẩn công đồng của YouTube, dẫn đến việc khóa toàn bộ tài khoản Youtube Adsense của họ vào tháng 3 năm 2019.
Trong số các sai phạm của kênh Yeah1 Network, có hai trường hợp đáng chú ý nhất được báo chí đưa tin. Thứ nhất, đầu năm 2017, một số kênh YouTube của Yeah1 Kids do Việt Nam sản xuất đã đăng các clip hóa trang thành các nhân vật hoạt hình dành cho trẻ em như Nữ hoàng tuyết Elsa, Người nhện nhưng có nội dung bạo lực, phản cảm. Mặc dù được nhắm đến đối tượng là trẻ em nhưng phản ứng mạnh mẽ của phụ huynh trên mạng xã hội và truyền thông thời điểm đó đã tạo nên áp lực dư luận cho Yeah1.
Tiếp đó, tháng 3 năm 2019, kênh YouTube Tam Mao Food, thuộc Yeah1 Network, đã đăng video quay lại cảnh giết mổ một con chim Diều Miến Điện - một loài chim quý bị cấm săn bắt. Hành động đăng video chế biến, ăn thịt động vật quý hiếm này đã nhận được sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng mạng, dẫn đến việc bị cơ quan chức năng xử phạt và nhiều lần góp phần vào quyết định hủy bỏ thỏa thuận hợp tác từ YouTube.
Quyết định của YouTube đã khởi đầu cho một loạt sự cố hoạt động của Yeah1 và sau đó trở thành một cuộc khủng hoảng thực sự. Tất cả chỉ là một cuộc khủng hoảng truyền thông hơn là trục trặc nội bộ. Nhưng, với việc 90% doanh thu của Yeah1 nhờ hoạt động trên Youtube, truyền thông thời điểm đó đã gọi cuộc khủng hoảng của Yeah1 là một cú “sập hầm”. Chỉ trong một ngày cổ phiếu của họ bốc hơi 500 tỷ đồng vốn hóa, 10 ngày sau bốc hơi 3000 tỷ, cổ phiếu rớt giá còn hơn 10.000đ/cp.
>>>Cốc Cốc và “vết xe đổ Yeah1”
>>>“Hết duyên” cùng nhà Dr Thanh, Yeah1 sẽ đi về đâu?
Vùng vẫy không thành…
Sau giai đoạn khủng hoảng đó, Yeah1 đã chi hơn 141 tỷ đồng để mua lại gần 2,5 triệu cổ phiếu; Chủ tịch và Tổng giám đốc đăng ký mua tổng cộng 3 triệu cổ phiếu, thay đổi nhiều vị trí nhân sự cấp cao, chuyển hướng sang đầu tư game, tự phát triển nội dung, các kênh chuyên dành cho trẻ em và âm nhạc…
Tuy nhiên, có lẽ những chiến lược, những hành động vực dậy Yeah1 sau cơn bạo bệnh đã không thành công. Kể từ thời điểm xảy ra biến cố với YouTube, Yeah1 đã trải qua 3 năm liên tiếp suy giảm các hoạt động kinh doanh cốt lõi, với việc lỗ 385 tỷ đồng trong năm 2019 và lỗ 251 tỷ đồng trong năm 2020 và lỗ 258 tỷ đồng trong năm 2021. Biên lợi nhuận gộp của Công ty từ mức 34% trong năm 2018 đã suy giảm về 4,9% trong năm 2021.
Để gượng dậy và tiếp tục phát triển, Yeah1 đã dựa vào việc “bán lúa non” khi thoái vốn hoàn toàn khỏi các công ty con để “gồng lỗ”. Năm 2021, Yeah1 liên tục công bố thông tin thoái vốn tại Công ty Netlink Online Corporation và Công ty TNHH Truyền thông công nghệ Netlink Việt Nam và sau đó tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty cổ phần Yeah1 Edigital.
Nhưng, với việc xóa lỗ lũy kế bằng bằng thặng dư vốn cổ phần, hay thanh lý công ty con chỉ là một giải pháp “giật gấu vá vai”, giúp Yeah1 đạt được mục tiêu ngắn hạn là không phải rời sàn. Giờ đây, khi mà tình hình kinh doanh vẫn còn bết bát, lần lượt lãnh đạo cao nhất và cổ đông lớn nhất đều thông báo thoái gần như toàn bộ cổ phần, không biết số phận Yeah1 sẽ “lạc trôi” về đâu?
Có thể bạn quan tâm
Yeah1 thoát lỗ nhờ bán công ty con
05:00, 19/02/2022
Cốc Cốc và “vết xe đổ Yeah1”
01:18, 10/10/2021
“Hết duyên” cùng nhà Dr Thanh, Yeah1 sẽ đi về đâu?
04:50, 09/08/2021
Vi phạm về thuế Công ty Tập đoàn Yeah1 bị phạt, truy thu 521 triệu đồng
10:58, 29/04/2021
Yeah1 “tham chiến” thương mại đa kênh
11:00, 15/04/2021
Chủ tịch Yeah1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống: IPO là cả quá trình chiến đấu
04:02, 23/07/2020
Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống sẽ đưa Yeah1 quay lại "cuộc đua" như thế nào?
02:52, 30/05/2020
Yeah1 vừa đầu tư vào Shopiness, startup tăng trưởng gấp 3 trong mùa dịch COVID-19
04:23, 23/04/2020
Sau cú rót vốn mua cổ phần YEG, hai ông lớn Yeah1 và Number 1 "bắt tay" chiến lược
15:10, 12/03/2020