Yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

Hằng Thy 22/08/2019 17:38

Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Chiều 22/8/2019, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam kể từ khi nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam".

"Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tư, hòa bình, an ninh trong khu vực; an ninh, an toàn và tự do hàng hải hàng không; tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”. - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhóm tàu khảo sát Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

    Nhóm tàu khảo sát Trung Quốc đã rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

    15:50, 08/08/2019

  • Bằng chứng khách quan Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Bằng chứng khách quan Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

    09:39, 22/08/2019

  • Việt Nam thực thi hòa bình chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán

    Việt Nam thực thi hòa bình chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán

    11:00, 21/08/2019

  • Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

    Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

    18:19, 25/07/2019

  • Tướng Không quân Mỹ: “Chúng  ủng hộ quyền phòng vệ chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông”

    Tướng Không quân Mỹ: “Chúng  ủng hộ quyền phòng vệ chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông”

    10:15, 21/08/2019

  • Việt Nam đánh giá cao lập trường của Singapore trong vấn đề Biển Đông

    Việt Nam đánh giá cao lập trường của Singapore trong vấn đề Biển Đông

    00:00, 15/08/2019

  • Việt Nam nói gì về việc tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông?

    Việt Nam nói gì về việc tàu sân bay Mỹ tiến vào Biển Đông?

    17:00, 08/08/2019

  • Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề biển Đông

    Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề biển Đông

    13:40, 02/08/2019

  • Việt Nam lên án hành động của tàu HD-8 - Trung Quốc ở Biển Đông

    Việt Nam lên án hành động của tàu HD-8 - Trung Quốc ở Biển Đông

    06:30, 01/08/2019

  • Từ vụ bãi Tư Chính: Trung Quốc ngày càng cô lập trong vấn đề Biển Đông

    Từ vụ bãi Tư Chính: Trung Quốc ngày càng cô lập trong vấn đề Biển Đông

    09:24, 28/07/2019

Trước đó, hồi đầu tháng 7/2019, Trung Quốc đã điều nhiều tàu hải cảnh và dân binh hộ tống tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.

Cụ thể, nhóm tàu Hải Dương 8 đã có những hành vi xâm phạm vào vùng biển, theo sự khẳng định của báo chí quốc tế, là khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế. Những hình ảnh vệ tinh được công bố cho thấy, nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã xâm phạm vào khu vực bãi Tư Chính - một bãi ngầm san hô thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách các nhóm đảo Phú Quý và Côn Đảo khoảng 200 hải lý và bờ biển Việt Nam khoảng 220 hải lý.

Các bãi ngầm Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là phần nối dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam, ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rãnh sâu nên theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, nó hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa. Vì thế, việc Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương 8 vào vùng biển thuộc bãi ngầm Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong khu vực và trên thế giới. 

Cộng đồng quốc tế đã ngay lập tức có phản ứng trước hành vi gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc khi đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi và bác bỏ của Việt Nam. Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) nêu rõ, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành vi quấy rối các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi thuộc vùng lãnh hải Malaysia và Việt Nam, trong đó có việc triển khai tàu khảo sát địa chất Hải Dương 9 với sự hộ tống của các tàu hải cảnh tiến hành các hoạt động khảo sát địa chất gần bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam.

Trước tình hình này, Việt Nam đã có nhiều hình thức giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp đúng pháp luật.

Chiều ngày 7/8/2019, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 đã dừng hoạt động khảo sát và rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. 

Tuy nhiên, đến ngày 16/8/2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết tàu khảo sát Hải Dương 8 và các tàu hộ tống Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của VN từ hôm 13/8.

Trong tuyên bố ngày 16/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO