Đắp chiếu trong thời gian dài, nhà máy Ethanol Bình Phước được tái khởi động sau khi các nhà đầu tư quyết định bơm thêm vốn và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương gần đây, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Dự án Nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước (Ethanol Bình Phước) đang xây dựng kế hoạch và xác định thời điểm vận hành sản xuất phù hợp với điều kiện thị trường.
Chờ “tín hiệu” tốt từ thị trường
Cho ý kiến về nhà máy Ethanol Bình Phước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị PVN phối hợp với doanh nghiệp nắm cổ phần chi phối sớm khởi động nhà máy, đồng thời chọn thời điểm thích hợp để thoái vốn nhà nước ra khỏi dự án, “nhường lại” cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án.
“Ethanol Bình Phước đã khôi phục lại công nghệ và sẵn sàng đi vào hoạt động. Tuy nhiên, vốn nhà nước tại dự án này chỉ chiếm 29% vốn điều lệ, còn chủ yếu là của các nhà đầu tư nước ngoài. Cho nên chương trình hoạt động như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhà đầu tư ngoại, vì chúng ta chỉ là cổ đông thiểu số nên không quyết được vấn đề này”, Phó Thủ tướng nói.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 14/04/2019
13:50, 13/04/2019
16:00, 12/04/2019
11:30, 11/04/2019
06:24, 10/04/2019
04:06, 09/04/2019
11:30, 08/04/2019
07:30, 07/04/2019
06:00, 06/04/2019
11:30, 05/04/2019
13:31, 04/04/2019
Bên cạnh việc tìm được hướng ra cho Ethanol Bình Phước, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra phối hợp phát hiện và sớm có kết luận xử lý các trường hợp vi phạm, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với phần tài sản thiệt hại, thất thoát do vi phạm gây ra để sau này làm cơ sở quyết toán dự án Ethanol Bình Phước.
“Đề nghị kiểm toán nhà nước khẩn trương triển khai kiểm toán dự án Ethanol Bình Phước như trong kế hoạch để báo cáo Quốc hội và xin ý kiến các cơ quan liên quan”, Phó Thủ tướng cho biết.
Trao đổi về dự án Ethanol Bình Phước, ông Lê Mạnh Hùng - Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, các công việc chuẩn bị về kỹ thuật đã hoàn thành theo đúng kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, để khởi động lại nhà máy vào thời điểm nào cho phù hợp, thứ nhất còn phụ thuộc vào thị trường. Thứ hai, tại dự án này PVOil chỉ góp 29% vốn điều lệ, cho nên việc bàn bạc lựa chọn thời điểm khởi động lại nhà máy phụ thuộc vào cổ đông nước ngoài là Toyo Thai New Energy (Thái Lan). Nhưng Tập đoàn cũng sẽ theo dõi sát sao việc này khi thị trường có thể đảm bảo được hiệu quả khi khởi động lại.
PVOil và OBF cùng “giải cứu”
Trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, đơn vị này đã phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị cho việc khởi động trở lại Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước. Hiện các cổ đông Toyo Thai New Energy, PVOil, Licogi 16 đã góp thêm vốn để chuẩn bị vận hành trở lại nhà máy. Bên cạnh đó, Liên danh nhà thầu VSP - Licogi 16 đã hoàn thành công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy giai đoạn 1 để sẵn sàng tái vận hành.
Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm và vận hành trở lại nhà máy, PVOil và chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) đã đàm phán hợp đồng bao tiêu E100. Trong đó, PVOil ứng trước tiền hàng để hỗ trợ OBF có vốn lưu động mua nguyên liệu phục vụ sản xuất. Phía OBF đã làm việc với các ngân hàng đồng tài trợ về công tác xử lý nợ vay để giải quyết vấn đề tài chính cho nhà máy.
Đại diện PVN cho biết, do hiện nay giá sắn tăng cao nên các cổ đông đang tính toán và lựa chọn phương án tối ưu khởi động lại nhà máy. Đồng thời, xem xét phương án PVOil thuê nhà máy gia công 1.200m3 E100 để phục vụ pha chế xăng E5 của PVOil tại thị trường phía Nam.
Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước vận hành từ tháng 4/2012 và sản xuất được hơn 16.000m3 ethanol cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên, đến tháng 4/2013, nhà máy phải dừng sản xuất do khó khăn đầu ra sản phẩm, dẫn đến sản xuất, kinh doanh thua lỗ. Dự án nhà máy này được góp vốn bởi các cổ đông: PVOil - thành viên của PVN, góp 29% và Công ty TNHH Toyo Thai New Energy góp 49%; 22% vốn còn lại là của các cổ đông khác.
Dự án nhà máy ethanol Bình Phước thuộc top 5 dự án “đắp chiếu” của PVN và là 1 trong 12 đại dự án thua lỗ của Bộ Công Thương. Dự án được khởi công từ năm 2010 với vốn đầu tư ban đầu hơn 1.500 tỷ đồng, sau đó bị đội lên hơn 1.700 tỷ đồng.