Báo cáo trước Quốc hội tại phiên thảo luận sáng 28/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã giải đáp nhiều vấn đề được các Đại biểu Quốc hội chỉ ra.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đồng thời chỉ ra 3 nguyên nhân gây nên những tồn tại, hạn chế về việc quản lý, sử dụng vốn tại các DNNN giai đoạn vừa qua, cụ thể:
Có thể bạn quan tâm
10:57, 28/05/2018
09:32, 28/05/2018
11:59, 28/05/2018
13:43, 28/05/2018
Thứ nhất, văn bản luật và dưới luật còn xung đột, văn bản luật và dưới luật còn xung đột, có khoảng trống. Điều này dẫn đến việc hoạt động của DNNN, hoạt động quản lý phần vốn trong DNNN còn nhiều khó khăn và bất cập. Trong đó, có sự chồng chéo giữa quản lý nhà nước của các bộ ngành với vai trò quản trị, chủ quản của các DNNN.
"Điều này dẫn đến hiện tượng kép: Một mặt, hoạt động của các doanh nghiệp thiếu tự chủ vì chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, bản thân đội ngũ quản trị doanh nghiệp lại có tâm lý né tránh trách nhiệm, ỷ lại, đẩy trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước" – ông Trần Tuấn Anh nói.
Thứ hai, có sự vừa đá bóng vừa thổi còi. Hàng loạt chủ trương lớn trong việc phát triển kinh tế ngành, quy hoạch, chiến lược, được xây dựng bởi các DNNN, rồi lại được thẩm định bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này dẫn đến chuyện chất lượng của các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không đảm bảo hiệu quả, nhiều trường hợp "dắt trâu qua rào". Có những dự án với quy mô rất lớn, chất lượng thẩm định không cao, dẫn đến tình trạng mất vốn, lãng phí, sai phạm trong tổ chức thực hiện.
Thứ ba, có tình trạng cố tình làm sai, vi phạm trong hoạt động chỉ định đầu tư, thực hiện đầu tư. 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương thể hiện rất rõ tình trạng đội ngũ quản lý vốn nhà nước, quản trị doanh nghiệp, cán bộ doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước thiếu trách nhiệm.
Đồng tình với ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, song Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng góp ý thêm quan điểm về góc độ quản lý ngành Công Thương. Theo đó, cần phải đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, để hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý trong quản lý vốn Nhà nước. Tuy nhiên, trong hoạt động điều hành của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước cũng cần phải quán triệt rõ những nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong kinh tế Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo trong kinh tế Nhà nước nhưng đồng thời vẫn gắn với nguyên tắc thị trường. Bên cạnh đó, cũng cần phải xác định rõ hiệu quả của hoạt động, để không phải là thoái vốn bán đi DN hiệu quả để lấy tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác không đem lại hiệu quả.
Trong vấn đề cổ phần hóa DNNN, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, cần phải làm rõ các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo khai thác và quản lý vốn Nhà nước có hiệu quả cao nhất.
"Khi giữ vốn quá cao sẽ không đảm bảo được mục tiêu thoái vốn trong các DN gắn với phát triển bền vững và lợi ích toàn diện của DN cũng như đóng góp cho nền kinh tế, xã hội. Nhưng nếu duy trì vốn Nhà nước ở mức tối thiểu thì hoàn toàn không có ý nghĩa và giá trị gì trong việc đảm bảo lợi ích của Nhà nước vì chúng ta không giữ được vai trò chi phối” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Về định hướng trong công tác quản lý, cổ phần hóa các doanh nghiệp của ngành Công Thương trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các chỉ đạo của Nhà nước, đặc biệt cả về mặt thể chế, pháp lý để hoàn thiện các quy phạm pháp luật về quản lý vốn, cổ phần hóa DNNN; làm rõ các nguyên tắc cơ bản đảm bảo khai thác, sử dụng tốt nguồn vốn đang đầu tư hiệu quả; phân định rạch ròi giữa quản lý Nhà nước với quản trị DN. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế trong nước, cam kết hội nhập để DNNN, tư nhân khai thác được cơ hội thị trường.
Trước đó, Đại biểu Hoàng Quang Hàm - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách cũng đề nghị, cần rà soát và xử lý dứt điểm các dự án kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của tập đoàn, tổng công ty; không chỉ có 12 dự án của ngành Công Thương hay Tổng Công ty công nghiệp tàu thuỷ Vinashin mà cần rà soát tổng thể, qua đó đảm bảo không để mất vốn do thua lỗ kéo dài, hao mòn tài sản, chi phí lãi vay.
"Tôi đi tiếp xúc cử tri tại huyện Tam Nông (Phú Thọ), cử tri rất bức xúc trước việc 50 ha bờ xôi ruộng mật đã di dời làm nhà máy Ethanol. Dự án chi hàng nghìn tỷ đồng nhưng đã dừng triển khai 5, 6 năm nay, nhà xưởng thiết bị máy móc đắp chiếu, rất xót xa", hoặc sau khi giám sát, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ cho thấy vẫn tiếp tục thua lỗ lớn" - đại biểu Hàm nêu.
Đại biểu tỉnh Phú Thọ đồng thời kiến nghị: "Chính phủ cần quyết liệt hơn để xử lý dứt điểm vì càng để lâu hậu quả càng nghiêm trọng".