Với những ai đang muốn thử nghiệm công việc kinh doanh riêng, hãy tận dụng tối đa nguồn lực của mình khi khởi nghiệp.
1. Kiểm nghiệm ý tưởng trước khi phát triển sản phẩm
Ở giai đoạn đầu, các startup cần kiểm nghiệm lại ý tưởng trước khi phát triển sản phẩm. Trước khi bắt đầu sản phẩm nào, tôi đều hỏi ít nhất 300 khách hàng xem họ có muốn sản phẩm đó không. Mỗi ngày trên thế giới có hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ mới ra mắt.
Vì vậy, bạn không thể chủ quan giả định về ưu điểm của sản phẩm của mình được. Vậy nên, tôi đã đi đến những con phố, những quán cà phê, trực tiếp mời người dân thử nghiệm sản phẩm và hỏi về phản hồi của họ. Bất kỳ startup nào cũng có thể làm ngay điều này mà không cần phải có quá nhiều kinh phí đầu tư ban đầu.
Startup không nên dành quá nhiều thời gian để tạo ra bài trình bày hoàn hảo với các nhà đầu tư, mà cần giới thiệu thật tốt với khách hàng. Với các nhà đầu tư, cho dù chúng ta cố gắng hết sức cũng không đảm bảo sẽ thành công, nhưng khi khách hàng muốn thì bạn sẽ không bao giờ thất bại cả. Vì vậy, hãy trao đổi thật nhiều với khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ.
Mỗi một startup nên sẵn sàng để thất bại trong một đến hai năm đầu tiên, dù bạn có bao nhiêu tiền trong tay. Khoảng thời gian này là thời điểm rất khó khăn với các startup, song đổi lại, bạn sẽ có được những kinh nghiệm vô cùng quý giá về nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho việc sinh tồn trong giai đoạn thất bại trước khi bạn chính thức khởi nghiệp.
Với những ai đang muốn thử nghiệm công việc kinh doanh riêng, hãy tận dụng tối đa nguồn lực của mình khi khởi nghiệp. Lý tưởng nhất là tìm ra các đối tác trung thành. Các đối tác này không chỉ là nhà đầu tư mà có thể là bạn bè, vợ/chồng hoặc người thân trong gia đình của bạn, những người sẵn sàng hỗ trợ bạn vô điều kiện trong thời gian dài.