69% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

THY HẰNG 10/12/2023 02:00

Navigos Search cho biết 68,7% trong số doanh nghiệp Việt khảo sát ở tất cả nhóm ngành đã phải cắt giảm lao động trong năm 2023.

>>>VCCI thúc đẩy phát triển kỹ năng lao động hướng tới công bằng

Báo cáo về lương và thị trường lao động năm 2024 của Navigos Search cho biết làn sóng sa thải toàn cầu đã lan rộng sang nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực phải sa thải lao động cũng đa dạng: công nghệ, hàng tiêu dùng không thiết yếu, tài chính, công nghiệp, truyền thông, chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng thiết yếu, bất động sản, năng lượng, nguyên vật liệu, điện nước.

Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự trong các ngànhp/như ngân hàng, giao thông vận tải, bất động sản, ngành hàng tiêu dùng nhanh, thương mại điện tử, công nghệ...

Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự trong các ngành như ngân hàng, giao thông vận tải, bất động sản, ngành hàng tiêu dùng nhanh, thương mại điện tử, công nghệ...

Trong đó, ngành công nghệ sa thải nhiều nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số nhân sự bị cắt giảm. An ninh và ổn định việc làm trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều người lao động.

Tại Việt Nam, Navigos Search cho biết 68,7% trong số 555 doanh nghiệp Việt khảo sát ở tất cả nhóm ngành đã phải cắt giảm lao động trong năm 2023 để ứng phó với các biến động thị trường.

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng này trải dài trong nhiều ngành hàng như ngân hàng, giao thông vận tải, bất động sản, ngành hàng tiêu dùng nhanh, thương mại điện tử, công nghệ...

Trong đó, các doanh nghiệp chứng khoán là nhóm ngành cắt giảm mạnh tay nhất khi 100% doanh nghiệp cắt giảm 25-50% nhân sự.

Theo kết quả khảo sát, có rất ít doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm nhân sự với quy mô lớn. Cắt giảm 50-75% nhân sự xuất hiện trong 2 ngành xây dựng, bất động sản và dịch vụ tư vấn với cùng tỷ lệ là 10%. Riêng ngành dịch vụ tư vấn có tình trạng cắt giảm trên 75% nhân sự, chiếm 5%.

Trước đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê về cũng cho biết, trong bối cảnh tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo thấp hơn so với năm trước, do sức cầu tại các nền kinh tế phát triển đang yếu đi và tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ giảm tốc, các doanh nghiệp và thị trường lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng bất lợi từ khó khăn của kinh tế thế giới.

>>>Thị trường lao động tiềm năng của ESG

Tuy nhiên, Navigos Search cho biết, có 59% trong số 555 doanh nghiệp cho biết sẽ tuyển dụng thêm dưới 25% nhân sự trong một năm tới. 15% có nhu cầu tuyển dụng 25-50% nhân sự và 18% cho biết không có nhu cầu tuyển dụng mới. Trong khi rất ít doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự số lượng lớn trong năm tới

có 59% trong số 555 doanh nghiệp cho biết sẽ tuyển dụng thêm dưới 25% nhân sự trong một năm tới.

Có 59% trong số 555 doanh nghiệp cho biết sẽ tuyển dụng thêm dưới 25% nhân sự trong một năm tới.

Navigos Search đánh giá thị trường lao động việc làm Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, chủ yếu do sự sụt giảm sức mua ở các thị trường xuất khẩu, xung đột giữa Nga - Ukraine; lạm phát, giá cả tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tác động của thị trường thế giới…

"Những nguyên nhân này làm cho tổng cầu hàng hóa trên thế giới sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn cũng bị suy giảm, dẫn tới các doanh nghiệp trong nước bị cắt giảm đơn hàng, gây khó khăn cho việc sản xuất", công ty nghiên cứu nhìn nhận.

Điều này dẫn đến tình trạng người lao động tiếp tục bị mất việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập, tình trạng này diễn ra từ quý IV năm 2022 và vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên theo số liệu của Tổng cục thống kê, tình trạng này có xu hướng giảm nhiệt bắt đầu từ quý III. 

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI thúc đẩy phát triển kỹ năng lao động hướng tới công bằng

    10:35, 07/12/2023

  • Thị trường lao động tiềm năng của ESG

    02:27, 03/12/2023

  • Nâng cao công tác quản lý lao động nước ngoài

    00:30, 25/11/2023

  • Việt Nam cam kết hỗ trợ Ethiopia trong xây dựng quan hệ lao động

    15:37, 22/11/2023

  • Nâng cao năng suất lao động: Bài 5 - Việt Nam cần làm gì?

    03:30, 06/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
69% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO