9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Masan Group đạt 55.546 tỷ đồng

Diendandoanhnghiep.vn Vượt qua khó khăn của thị trường, lợi nhuận các mảng kinh doanh chính trong 9 tháng đầu năm 2022 của Tập đoàn Masan tăng 40%.

>>> Masan High-Tech Materials phát triển khai khoáng bền vững tại Việt Nam

Công bố kết quả kinh doanh quý III/2022 và 9 tháng đầu năm 2022 chưa soát xét của CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, HoSE: MSN), ghi nhận các kết quả kinh doanh với Doanh thu thuần, sau khi loại trừ doanh thu từ mảng thức ăn chăn nuôi năm 2021 để so sánh tương đương (do đã chuyển giao mảng kinh doanh này), trong 9 tháng đầu năm 2022 (9T2022) đạt 546 tỷ đồng, tăng 4,8% so với mức 52.978 tỷ đồng trong 9T2021.

"Trong thời gian tới, Masan sẽ ra mắt mô hình cửa hàng mới phục vụ người tiêu dùng tại khu vực nông thôn và công bố chương trình khách hàng thân thiết với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng trọn vẹn nhu cầu tiêu dùng hằng ngày cho 100 triệu người tiêu dùng. Với lợi thế quy mô và không ngừng đổi mới, tôi tin rằng đây là chỉ bước khởi đầu cho một chặng đường tăng trưởng mới của Masan" - Chủ tịch HĐQT Masan, TS. Nguyễn Đăng Quang cho biết. (Ảnh: MSN)

Trên cơ sở so sánh tương đương, EBITDA 9T2022 đạt 10.826 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, biên EBITDA 9T2022 đạt 19,5% so với mức 19,2% trong 9T2021. Trên cơ sở báo cáo, EBITDA hợp nhất trong 9 tháng đầu năm 2022 giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cho cổ đông không kiểm soát (“NPAT Post-MI”) ở mảng kinh doanh chính đạt 2.105 tỷ đồng trong 9T2022 trên cơ sở so sánh tương đương, tăng 39,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9T2022, NPAT Pre-MI tăng 32,5% trên cơ sở báo cáo và tăng 63,3% trên cơ sở so sánh tương đương, đạt 3.952 tỷ đồng. LNST sau lợi ích cho cổ đông không kiểm soát (“NPAT Post-MI”) đạt 3.120 tỷ, tăng 46,8% trong 9T2022. NPAT Pre-MI của TCX trong Quý 3/2022 ghi nhận 917 tỷ đồng, tăng 90,2% so với Quý 2/2022. Ngoài việc LNST của MML và MHT giảm, lợi nhuận Quý 3/2022 giảm so với Quý 2/2022 còn vì khoản lỗ chưa được hiện thực hóa do biến động tỉ giá hối đoái tăng khi đánh giá lại khoản nợ bằng USD (khoảng 168 tỷ đồng), thu nhập từ TCB giảm (khoảng 101 tỷ đồng) và khoản thu nhập một lần trong Quý 2/2022 không còn trong Q3/2022.

Cụ thể chi tiết ở các mảng kinh doanh là: 

*The CrownX(“TCX”), nền tảng tiêu dùng - bán lẻ hợp nhất WCM và MCH của Masan đã đạt các kết quả doanh thu và lợi nhuận khả quan dù bối cảnh kinh tế vĩ mô không thuận lợi. Quý 3/2022, doanh thu của The CrownX đã tăng trưởng 16,8% và lợi nhuận thuần tăng trưởng 90,2% so với quý trước (“QoQ”). Trên cơ sở chuẩn hóa, doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 (“9T2022”) của TCX tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước (“YoY”) và doanh thu thu Quý 3/2022 tăng 17,9% YoY.

Ra mắt WINLife – mô hình bán lẻ thúc đẩy tăng trưởng:

Cửa hàng WIN: 30 cửa hàng WinMart+ đã được chuyển đổi thành các cửa hàng WIN tích hợp phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu: WinMart (nhu yếu phẩm), Techcombank (dịch vụ tài chính), Phúc Long (trà và cà phê), Dr. WIN (chăm sóc sức khỏe) và Reddi (dịch vụ viễn thông). Mô hình mới này đã gia tăng xấp xỉ 20% doanh thu / m2trong giai đoạn thí điểm so với trước khi chuyển đổi, chủ yếu do lưu lượng khách hàng tăng lên. Kết quả, các cửa hàng WIN cũng mang lại hiệu quả cao hơn với biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) ở cấp độ cửa hàng là 5,1%, tăng 60 điểm cơ bản so với trước khi chuyển đổi.

Masan đã ra mắt mô hình bán lẻ “Point of Life” với việc khai trương 30 cửa hàng WIN.

Masan đã ra mắt mô hình bán lẻ “Point of Life” với việc khai trương 30 cửa hàng WIN. (Ảnh: MSN)

Hội viên WIN: Ra mắt chương trình khách hàng thân thiết độc quyền và thu hút 300.000 khách hàng đăng ký tham gia tại chỉ trong vòng 1,5 tháng. Các hội viên WIN đã đóng góp gần 60% doanh thu của các cửa hàng WIN. Trung bình mỗi lần mua sắm, hội viên WIN chi tiêu nhiều hơn 2,3 lần so với các khách hàng chưa đăng ký thành viên.

Dịch vụ thanh toán tại WINLife: Khách hàng đến cửa hàng WIN có thể xác thực eKYC đơn giản và nhanh chóng để mở tài khoản ngân hàng Techcombank. Khi sử dụng giải pháp thanh toán TPaycủa Techcombank (không dùng tiền mặt và không cần dùng thẻ) để thanh toán các sản phẩm và dịch vụ tại WIN, khách hàng được nhận thêm khuyến mãi 2% trên mỗi hóa đơn mua sắm. Phương thức thanh toán mới này hiện chiếm gần 20% tổng số giao dịch tại cửa hàng trong vòng một tháng sau khi ra mắt. Hợp tác này thể hiện sức mạnh hiệp lực giữa Masan và Techcombank nhằm mở rộng cơ sở khách hàng và tạo ra nguồn doanh thu mới cho cả hai bên. Ngoài khả năng chuyển đổi hơn một nửa trong số 5 triệu khách hàng của Techcombank cũng đồng thời trở thành khách hàng của Masan, Masan sẽ phí hoa hồng khi mỗi tài khoản ngân hàng Techcombank được mở thành công trong cửa hàng WIN.

Với các kết quả khả quan trong đợt thí điểm 30 cửa hàng WIN trong tháng 9/2022, Ban Điều Hành đặt mục tiêu mở 80-120 cửa hàng WIN vào cuối năm nay, đồng thời tiếp tục theo dõi hiệu quả của chương trình Hội viên WIN và các dịch vụ thanh toán để nâng cao trải nghiệm và sức hấp dẫn của chương trình đối với khách hàng.

*WCM: Mở rộng thị phần (gần 50% các siêu thị nhỏ / cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc) đồng thời nâng cao tỷ suất lợi nhuận

Trong Quý 3/2022 và 9T2022, WCM đã mở lần lượt 176 và 477 cửa hàng WinMart+. Tổng cộng đến nay đã có 3.049 cửa hàng WinMart+ đi vào hoạt động với hiệu suất của cửa hàng mới luôn vượt trội so với các cửa hàng cũ. Về mặt số lượng điểm bán, WinMart+ đã tăng thị phần từ 40% vào cuối năm 2021 lên 48% vào cuối Quý 3/2022. Tính đến cuối Quý 3/2022, WinCommerce có 128 siêu thị WinMart đi vào hoạt động.

Mặc dù mở rộng quy mô đáng kể, WCM đã cải thiện lợi nhuận với biên EBITDA là 3,3% trong Quý 3/2022 so với 2,2% trong Quý 2/2022 nhờ các cửa hàng cải thiện hiệu quả hoạt động và lượng khách đến cửa hàng gia tăng. Quý 3/2022, EBITDA của WCM tăng 66,2% so với Quý 2/2022 lên 251 tỷ đồng.\76% cửa hàng WinMart+ mở trong Quý 3/2022 đã có lãi EBITDA ở cấp cửa hàng trong vài tháng đầu hoạt động so với 83% tất cả cửa hàng WinMart+. Điều này khẳng định năng lực mở rộng hệ thống và cải thiện hiệu quả hoạt động cửa hàng, đồng thời cho thấy WCM có khả năng mở rộng quy mô và vẫn đảm bảo có lợi nhuận.

Trên cơ sở chuẩn hóa, doanh thu 9T2022 tăng 8,1% và Quý 3/2022 tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Quý 3/2022, doanh thu tăng 8,9% so với Quý 2/2022.

>>> Masan Group, WinCommerce, Masan High-Tech Materials ghi danh trong danh sách Top 10 Thương hiệu mạnh

*MCH: Khôi phục đà tăng doanh số vào Quý 3/2022 và duy trì biên lợi nhuận

MCH đạt 19.695 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 5,4% YoY. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) đạt 4.480 tỷ đồng, giảm 2,3% YoY. Khi loại bỏ tác động do người tiêu dùng tăng tích trữ hàng hóa vào 3Q2021, doanh thu MCH tăng lần lượt là 9,6% và 9,3% trong 9T2022 và Quý 3/2022. Do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, Ban Điều Hành đã chủ động điều tiết lượng hàng và hoãn kế hoạch tung sản phẩm mới vào Quý 2/2022. Song song đó, Ban Điều Hành đang xây dựng lộ trình đổi mới sản phẩm tập trung vào Ngành hàng Gia vị và Thực phẩm Tiện lợi.

Quý 3/2022, nhóm ngành hàng chủ lực như Gia vị và Thực phẩm Tiện lợi ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt tăng 34,0% và 46,3% so với Quý 2/2022. Thịt chế biến và cà phê đều ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số ở mức cao. Tổng quan, doanh thu MCH Quý 3/2022 tăng 24,3% so với Quý 2/2022, tạo đà mạnh mẽ hướng đến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trước Tết vào Quý 4/2022.

Dù lạm phát gây áp lực đến lợi nhuận do giá cả hàng hóa cao hơn, biên lợi nhuận gộp của MCH chỉ giảm nhẹ xuống còn 39,1% nhờ các biện pháp phòng ngừa rủi ro được thực hiện sớm, khả năng đàm phán chi phí hợp lý và danh mục sản phẩm đa dạng với lượng hàng sản phẩm cao cấp bán ra nhiều hơn.

Mặc dù doanh số bán hàng cho các nhà phân phối cao hơn, lượng tồn kho lại giảm trong Quý 3/2022 so với Quý 2/2022, cho thấy nhu cầu tiêu dùng hồi phục và vốn lưu động được quản lý tốt hơn.  

*Phúc Long Heritage (“PLH”): Cửa hàng flagship thể hiện kết quả kinh doanh vượt trội, chuỗi kiosk Phúc Long đang được tối ưu hóa

Các kiosk Phúc Long bên trong 27 cửa hàng WIN đầu tiên có doanh thu / ngày tăng 116% so với các kiosk tại các cửa hàng WinMart+. Quý 4/2022, Ban Điều Hành sẽ tập trung tiếp tục cải thiện hiệu quả vận hành của kiosk bên trong cửa hàng WIN, qua đó, mở rộng quy mô mô hình này. Cũng trong Quý 4/2022, Ban Điều Hành tiếp tục mở rộng hệ thống flagship trong khi vẫn duy trì lợi nhuận. Quý 3/2022, Phúc Long đã khai trương 15 cửa hàng flagship.

Mô hình kios của Phúc Long đang thu hút khách hàng. (Ảnh: MSN)

Mô hình kios của Phúc Long đang thu hút khách hàng. (Ảnh: MSN)

Trong 9T2022, Phúc Long đạt 1.143 tỷ đồng doanh thu và 199 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA). Các cửa hàng flagship đạt 761 tỷ đồng doanh thu và 233 tỷ đồng EBITDA trong 9T2022, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận và thể hiện tiềm năng trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng cho PLH. Trong khi đó, PLH đã đóng cửa các kiosk hoạt động kém hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí và tập trung vào các cửa hàng flagship. Ước tính, nhờ tối ưu hóa chuỗi kiosk, Phúc Long dự kiến tăng thêm 27 tỷ đồng lợi nhuận.

*Masan MEATLife (“MML”): Có quý đầu tiên trong năm 2022 có lãi EBITDA, thể hiện đà tăng trưởng mạnh mẽ so với Quý 2/2022, thu hẹp khoảng cách giá với chợ truyền thống, gia tăng doanh số và cho thấy các kết quả khả quan:

Trên cơ sở so sánh tương đươngloại trừ mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi vào năm 2021, doanh thu Quý 3/2022 của MML tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước và 27,9% so với Quý 2/2022 nhờ doanh thu từ mảng trang trại tăng 53,8%, mảng thịt có thương hiệu tăng 35,2%, mảng thịt gà tăng 15,8%.

MCacsn

Sản phẩm thịt mát của MML đang được người tiêu dùng đón nhận. (Ảnh: MSN)

Để nhiều người tiêu dùng có thể tiếp cận các sản phẩm thịt mát của MML và gia tăng quy mô sản xuất, mức chiết khấu cho hội viên WIN được áp dụng khi mua sản phẩm thịt của MML tại 113 cửa hàng, giúp gia tăng 35% doanh số bán ra trong giai đoạn thí điểm. Kết quả này đã cho thấy sức mạnh cộng hưởng giữa MML và chuỗi bán lẻ WCM. Thành công bước đầu này đã khuyến khích Ban Điều Hành mở rộng chương trình trên toàn quốc.

Quý 3/2022 là quý đầu tiên trong năm MML có lãi EBITDA nhờ biên lợi nhuận gộp của các mảng trang trại và mảng kinh doanh gà được cải thiện. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận EBITDA của mảng trang trại heo trong Quý 3/2022 lần lượt đạt 33,9% và 41,2%, cải thiện đáng kể so với mức 23,8% và 35,6% trong Quý 2/2022. Biên lợi nhuận gộp và biên EBITDA của mảng thịt heo có thương hiệu trong Quý 3/2022 ở mức -4,8% và -27,8%, lần lượt giảm so với mức 1,9% và -17,6% vào Quý 2/2022, chủ yếu là do chiến lược giảm giá bán để thu hẹp khoảng cách giá so với chợ truyền thống. Kết quả, doanh số của thịt heo có thương hiệu của MML vào Quý 3/2022 đã tăng 31,2% so với doanh số tại Quý 2/2022. Giá thịt gà và doanh số thịt gà cao giúp mảng kinh doanh gà của MML (“3F VIỆT”) có lãi EBITDA 22 tỷ đồng trong Quý 3/2022.

*Masan High-Tech Materials(“MHT”):

Doanh thu thuần của MHT đạt 11.651 tỷ đồng và EBITDA đạt 2.548 tỷ đồng trong 9T2022, tăng trưởng lần lượt là 21,3% và 36,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá hàng hóa tăng và nhu cầu vật liệu công nghiệp gia tăng. MHT ghi nhận 262 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cho cổ đông không kiểm soát (NPAT Post-MI), cải thiện 533 tỷ đồng so với 9T2021.

Pin Li-ion ứng dụng vonfram của Masan High-Tech Material. (Ảnh: MSN)

Pin Li-ion ứng dụng vonfram của Masan High-Tech Material. (Ảnh: MSN)

Do tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine, giá năng lượng và giá thành sản phẩm đầu vào của H.C. Starck đã gia tăng, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận Quý 3/2022 của MHT.

Kể từ khi ký thỏa thuận đầu tư vào Nyobolt Limited (“Nyobolt”), công ty chuyên cung cấp các giải pháp pin Li-ion sạc nhanh, Ban Điều Hành đã không ngừng hợp tác với Nyobolt để phát triển danh mục sản phẩm, tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm pin. Đây là một phần trong chiến lược đẩy mạnh chế biến sâu và ứng dụng vonfram có giá trị gia tăng cao.

*Techcombank (“TCB”),công ty liên kết của Masan đóng góp 3.560 tỷ đồng EBITDA trong 9T2022, tăng trưởng 23,4% so với cùng kỳ. 

Ban Điều Hành Masan cho biết dựa trên kết quả hoạt động trong 9T2022 và đà tăng hiện tại, trên cơ sở so sánh tương đương, năm 2022 Masan dự kiến đạt doanh thu 75.000 – 80.000 tỷ đồng, LNST trước lợi ích phân bổ cho cổ đông không kiểm soát từ 4.800 – 5.500 tỷ đồng. Mức ước tính này thấp hơn so với mục tiêu đề ra vào đầu năm nay do điều kiện thị trường không thuận lợi và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, Masan vẫn đạt mức tăng trưởng vững chắc khi chuẩn hóa mức nền cao của năm 2021. Kết quả kinh doanh của quý gần nhất cũng cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới khi các sáng kiến chiến lược đang bước đầu gặt hái thành công.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Masan Group đạt 55.546 tỷ đồng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711725179 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711725179 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10