98% doanh nghiệp có mong muốn chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh

Bài và ảnh: ĐÌNH ĐẠI 07/10/2022 13:35

Đó là chia sẻ của Giám đốc VCCI-HCM Trần Ngọc Liêm tại Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch – lữ hành: Giải pháp tối ưu hóa hiệu quả chi phí – thời gian cho doanh nghiệp”.

>>>Chuyển đổi số cần chính sách linh hoạt hơn

các doanh nghiệp tham dự Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch – lữ hành: Giải pháp tối ưu hóa hiệu quả chi phí – thời gian cho doanh nghiệp”, do VCCI HCM phối hộp với Công ty Gotadi và Công đoàn Khối doanh nghiệp TM Trung ương tại TP.HCM tổ chức _ Ảnh: Đình Đại.

Các doanh nghiệp tham dự Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch – lữ hành: Giải pháp tối ưu hóa hiệu quả chi phí – thời gian cho doanh nghiệp”, do VCCI-HCM phối hộp với Công ty Gotadi và Công đoàn Khối doanh nghiệp TM Trung ương tại TP.HCM tổ chức - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM (VCCI HCM) cho biết, du lịch là một trong những ngành kinh tổng hợp có liên quan đến nhiều chuyên ngành khác như: sản xuất thương mại, giao thông vận tải, quy hoạch kiến trúc, di sản văn hóa, tài nguyên môi trường và xuất nhập cảnh…

Theo Giám đốc VCCI-HCM Trần Ngọc Liêm, do nhận thức được vai trò của du lịch trong việc tạo những cú hích cho tăng trưởng của những ngành kinh tế khác, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08 năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngay sau đó là Luật Du lịch cũng ra đời vào năm 2017. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành các Nghị định cũng như các văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện các chính sách về du lịch.

“Trong bối cảnh đó, ngành du lịch đã có những tăng trưởng ngoạn mục trước đại dịch COVID-19. Mục tiêu năm 2020, ngành du lịch đóng góp 10% GDP, thu hút 20 triệu khách du lịch quốc tế và 82 triệu khách du lịch nội địa. Và năm 2019, ngành Du lịch đã đạt được mục tiêu của Nghị quyết 08 đặt ra, với lượng khách du lịch nội địa vượt 85 triệu lượt khách”, ông Liêm cho biết.

ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM (VCCI HCM) phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: Đình Đại.

Ông Trần Ngọc Liêm – Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP.HCM (VCCI-HCM) phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: Đình Đại.

Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Liêm, trong đợt bùng phát dịch COVID-19 vừa qua đã tác động rất lớn đến ngành du lịch, từ việc đạt gần 10% GDP, thì trong năm 2020, lượng khách du lịch giảm 30% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 29% so với năm 2020, đóng góp vào GDP cũng giảm còn 3,58%. Thậm chí, năm 2021 chỉ còn 1,97%.

Cũng theo Giám đốc VCCI-HCM, sau khi Việt Nam mở cửa du lịch trở lại vào năm 2022, ngành du lịch đã có sự tăng trưởng, số lượng khách du lịch nội địa đạt 86,8 triệu lượt, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2021, khách quốc tế đạt 1,8 triệu lượt, gấp 16,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Riêng TP.HCM đã đón được 21,6 triệu lượt khách nội địa.

“Trong thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đã có những sáng tạo trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành du lịch. Nhận thức được vai trò của chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch tạo ra sự bứt phá. Chính phủ đã triển khai Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành chương trình chuyển đổi số trong ngành du lịch, đồng thời ban hành sổ tay hướng dẫn về chuyển đổi số trong ngành du lịch cũng như Chương trình chuyển đổi số cho năm 2022”, ông Liêm chia sẻ.

Về phía VCCI, ông Trần Ngọc Liêm cho biết, theo Nghị quyết Đại hội VII tháng 12/2021, chuyển đổi số là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời đặt nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi số thực chất trong cộng đồng doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ của Hội thảo, VCCI-HCM và Gotadi sẽ chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) - Ảnh: Đình Đại.

Trong khuôn khổ của Hội thảo, VCCI-HCM và Gotadi đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác (MOU) - Ảnh: Đình Đại.

Đánh giá về việc chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện nay, ông Trần Ngọc Liêm cho rằng, nhận thức cũng như thực trạng về chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế. Tuy nhiên, ông Liêm đánh giá nhu cầu về chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay đang rất lớn. Ông cho biết, kết quả khảo sát các doanh nghiệp do VCCI thực hiện vào năm 2020 cho thấy, sự kỳ vọng chuyển đổi số của các doanh nghiệp là rất lớn, có đến 98% doanh nghiệp có mong muốn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Mặc dù vậy, mức độ hiểu và điều kiện của doanh nghiệp trong ứng dụng chuyển đổi số vẫn còn hạn chế. Do đó, việc lựa chọn, giới thiệu cho các doanh nghiệp những giải pháp về chuyển đổi số tối ưu, vừa phù hợp với nguồn tài chính của doanh nghiệp vừa sử dụng thuận lợi, dễ dàng cho cán bộ CNV là nhiệm vụ của VCCI cũng như các Hiệp hội ngành hàng”, Giám đốc VCCI-HCM Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh.

>>>Chuyển đổi số ngành du lịch cần danh mục cụ thể

Ông Ngô Minh Đức – Chủ tịch HG Group, Tổng Giám đốc Công ty CP Công Nghệ Du Lịch Gotadi cũng cho rằng, chuyển đổi số là một nhu cầu tất yếu trong tất cả các ngành kinh tế, không chỉ ngành du lịch và hàng không. Theo ông Đức, quá trình chuyển đổi số trên thế giới đã diễn ra từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam chỉ mới xuất hiện gần đây. Đặc biệt, COVID-19 đã góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Ông Ngô Minh Đức – Chủ tịch HG Group, TGĐ Công ty CP Công Nghệ Du Lịch Gotadi - Ảnh: Đình Đại.

Ông Ngô Minh Đức – Chủ tịch HG Group, TGĐ Công ty CP Công Nghệ Du Lịch Gotadi - Ảnh: Đình Đại.

Ông cho rằng, chuyển đổi số có tác dụng tích cực đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giúp nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí chi các doanh nghiệp. Để chuyển đổi số đi vào thực chất, chúng ta cần có những sản phẩm công nghệ, đặc biệt là những sản phẩm công nghệ do người Việt phát triển và làm chủ.

“HG Group và Gotadi đã bắt đầu tham gia vào chuyển đổi số từ năm 2014. Với kinh nghiệm 25 năm trong lĩnh vực du lịch hàng không, chúng tôi quyết tâm tạo ra một sản phẩm công nghệ hiện đại đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm công nghệ của nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Truy nhiên, để thực hiện được điều này, chúng tôi cũng cần đến sự hỗ trợ, cũng như tạo nên một hệ sinh thái của tất cả doanh nghiệp Việt”, ông Đức chia sẻ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Lê - Founder & CEO Dr SME, Chuyên gia chiến lược chuyển đổi số - MIT (Mỹ) cho biết, hiện có 5 xu hướng chuyển đổi số trong ngành du lịch.

Thứ nhất, Di động và linh hoạt. Theo Báo cáo du lịch của Criteo,  hơn 1/3 dân số thế giới sử dụng thiết bị di động để đặt phòng khách sạn. Kết nối Internet hiện đã được cung cấp ở hầu hết các khách sạn, nhà hàng và sân bay. 79% khách du lịch có thể hoàn tất đặt trọn gói du lịch bao gồm: Đặt vé, đặt phòng,… ngay sau khi thực hiện nghiên cứu trên chính chiếc điện thoại thông minh của họ.

ông Nguyễn Hoàng Lê - Founder & CEO Dr SME - Ảnh: Đình Đại.

ông Nguyễn Hoàng Lê - Founder & CEO Dr SME - Ảnh: Đình Đại.

Thứ hai, Smart destination – điểm đến thông minh. Địa điểm áp dụng quản lý hiện đại bằng cách sử dụng CNTT-TT và các công nghệ khác để thu thập, lưu trữ, trao đổi và xử lý dữ liệu nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và khách du lịch

Các đặc điểm chính của một điểm đến hiện đại, thông minh bao gồm: thị trường du lịch trực tuyến, hành trình tự hướng dẫn, trải nghiệm thực tế ảo và tăng cường, trò chuyện trực tiếp và chatbots.

Thứ ba, Điện toán nhận thức - Cognitive Computing. Là sự kết hợp giữa IoT, dữ liệu lớn và máy học cho phép các công ty du lịch đưa ra các tuỳ chọn một cách thông minh, phù hợp với mục tiêu du lịch của bạn trước cả khi bạn đưa ra lựa chọn.

Thứ tư, Thực tế ảo - Virtual Reality. Khách hàng sẽ được cung cấp bản xem trước về những gì khách sẽ trải nghiệm tại khách sạn hay điểm du lịch mà không cần rời khỏi phòng khách của mình thông qua thực tế ảo.

Thứ năm, Kinh tế chia sẻ, tiếp thị và bán hàng đa kênh. Có đến 48% người được hỏi cho biết việc tạo ra sự hợp tác, chia sẻ tài nguyên nguồn lưc,… đem đến hiệu quả vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Mô hình tiếp thị và bán hàng đa kênh mang lại cho các doanh nghiệp du lịch một đề xuất hấp dẫn hơn nhiều đối với khách hàng của họ.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số ngành du lịch cần danh mục cụ thể

    Chuyển đổi số ngành du lịch cần danh mục cụ thể

    04:00, 11/08/2022

  • CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Blockchain là cơ hội cho ngành du lịch

    CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Blockchain là cơ hội cho ngành du lịch

    12:27, 23/05/2022

  • CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Việt Nam thận trọng, nhưng không bỏ lỡ thời cơ

    CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Việt Nam thận trọng, nhưng không bỏ lỡ thời cơ

    02:09, 23/05/2022

  • CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Lợi ích không còn là lý thuyết

    CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Lợi ích không còn là lý thuyết

    00:41, 23/05/2022

  • CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Điều kiện cần và đủ

    CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Điều kiện cần và đủ

    03:00, 21/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
98% doanh nghiệp có mong muốn chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO