ACBS ước tính VN-Index sẽ kết thúc năm ở gần 1.660 điểm

AN ĐỊNH 20/06/2022 04:55

Trong các kịch bản lạc quan và bi quan lẫn trung tính, triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán đều được dự báo lạc quan hơn VN-Index hiện tại, với dao động từ 1.450-1.900 điểm.

>>> Chứng khoán 15/6: VN-Index “dọa” mất mốc 1.200 điểm

Mặc dù thanh khoản của chỉ số VNIndex tiếp tục giảm, tâm lý thị trường đang được cải thiện và các yếu tố cơ bản của kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường vẫn vững chắc và được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường chống lại đợt suy thoái kéo dài, theo ACBS

Mặc dù thanh khoản của chỉ số VN-Index tiếp tục giảm, tâm lý thị trường đang được cải thiện và các yếu tố cơ bản của kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường vẫn vững chắc, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường chống lại đợt suy thoái kéo dài (ảnh minh họa)

Theo CTCK ACBS thống kê, trong tháng 5, nhiều thị trường trên toàn thế giới chìm trong sắc đỏ vào tháng trước do lo ngại kinh tế trước các đợt tăng lãi suất và thắt chặt định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như cách thức phong tỏa của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và làm chậm sự phục hồi kinh tế. Thị trường Mỹ, Nhật Bản và các thị trường mới nổi có dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối tháng 5. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc phục hồi 4,6% trong tháng nhờ vào kế hoạch của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng bằng gói kích thích mới và các dấu hiệu cho thấy tình trạng phong tỏa sẽ giảm bớt trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, P/E của VN-Index đã giảm về 13,9 từ mức 14,9 của tháng trước, đem đến mức giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt có thể tích lũy cổ phiếu ở mức định giá tương đối thấp. P/E của VN-Index vẫn thấp hơn mức trung bình của các thị trường ASEAN và duy trì mức định giá hấp dẫn với P/E dự phóng là 12,3 và tăng trưởng thu nhập ở mức 21.2%, cao hơn nhiều so với các thị trường ngang hàng khác.

ACBS tính toán ROE hiện tại của VN -Index khoảng 15,9%, nằm trong số các thị trường có tỷ suất sinh lợi cao nhất. Với mức tăng EPS dự kiến 21,2% cho năm 2022 của ACBS, tỷ suất sinh lợi kép dự kiến cho giai đoạn 2020-2022 của VN-Index sẽ đạt khoảng 18,2%, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua cơn bão đại dịch rất tốt so với các nước cùng khu vực. Cùng với P/E kỳ vọng ở mức 12,3, thị trường Việt Nam hiện tương đối hấp dẫn để đầu tư trong dài hạn so với các thị trường ngang hàng.

Đánh giá TTCK Việt Nam "chưa bao giờ rẻ hơn lúc này" cũng là quan điểm chung của nhiều chuyên gia và CTCK. Bối cảnh vĩ mô với việc ổn định các biến số và kiềm chế lạm phát, môi trường kinh doanh thuận lợi, đang khiến Việt Nam có lợi thế để hậu thuẫn cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp và TTCK. Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định: "Việt Nam là một trong những điểm rất hấp dẫn với các tập đoàn đa quốc gia. Đó là xu hướng Việt Nam có thể hưởng lợi. Thứ hai là trong khủng hoảng lương thực hiện nay, Việt Nam xuất khẩu lương thực thì Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ việc đó". 

>> "Định giá thị trường chứng khoán khó đưa VN-Index về mốc 950 điểm"

Tại Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh: "Bất chấp bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả lực cầu của nền kinh tế".

Sự ổn định vững chắc và triển vọng của nền kinh tế cũng được xem là cơ sở cho mục tiêu nâng hạng TTCK mới nổi (EM). Tại sự kiện Asean Invest 2022 vừa qua, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Hoạch định Chiến lược đầu tư Dragon Capital cũng khẳng định: "Mình đang ngồi trên mỏ vàng trong vòng 5 năm tới. EM của Việt Nam trong vòng 3 năm, 5 năm, 7 năm của chúng ta chắc chắn sẽ phải xảy ra, khi EM xảy ra, thì PE không thể 12 lần được, nó vô lý lắm, cho một nền kinh tế đang tăng trưởng như thế này". 

Dù thị trường được đánh giá đã về mức hấp dẫn và định giá hàng loạt cổ phiếu trở nên rất rẻ, VN-Index chốt phiên cuối tuần trước 17/6 vẫn chìm trong sắc đỏ (nguồn: HSX)

Dù thị trường được đánh giá đã về mức hấp dẫn và định giá hàng loạt cổ phiếu trở nên rất rẻ, VN-Index chốt phiên cuối tuần trước 17/6 vẫn chìm trong sắc đỏ (nguồn: HSX)

Định giá thị trường rẻ và đầy hấp dẫn, nhiều quỹ đầu tư đã, đang quan tâm đến thị trường Việt Nam. Trong tháng 5, khối ngoại đã trở lại mua ròng, tiếp tục động thái đã diễn ra từ tháng 4. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tháng thứ 2 liên tiếp với giá trị 137,2 triệu USD tính đến ngày 31/5/2022. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào các quỹ ETF trong nước với lượng mua ròng xấp xỉ 98,4 triệu đô la Mỹ vào tháng 5. Điều này trái ngược với xu hướng rút ròng ra khỏi các thị trường như Indonesia, Malaysia, Philippines, Ấn Độ khi các đợt tăng lãi suất dự kiến tiếp theo của Fed đang củng cố sức mạnh cho đồng USD và khối ngoại trên toàn cầu phải đảo chiều dòng vốn, đảo kênh đầu tư. 

Trên các điều kiện: Kỳ vọng của nhà đầu tư + các nền tảng giao dịch mới của thị trường sớm được vận hành (HoSE với hệ thống giao dịch mới, cho phép T+0); tác động từ chính sách zero -COVID của Trung Quốc giảm ảnh hưởng tới Việt Nam; Các yếu tố vĩ mô và hoạt động doanh nghiệp trên thị trường tiếp tục vững chắc: ACBS đánh giá cao triển vọng dài hạn của TTCK Việt Nam.

Theo đó, Công tỳ này dựa trên P/E trung bình 3 năm gần nhất là 15.8 lần và kỳ vọng thu nhập của các lĩnh vực trọng yếu, ước tính chỉ số VN-Index sẽ kết thúc năm ở mức gần 1.660, tương đương với mức F.P/E là ~ 12,3 lần vào cuối tháng 5/2022.

Hai kịch bản lạc quan và bi quan cũng được đặt ra, nhưng đều tích cực vượt trên chỉ số VN-Index hiện tại.

Các kịch bản ước tính và dự báo chỉ số VN-Index cuối năm của ACBS đều vượt trên chỉ số hiện tại

Các kịch bản ước tính và dự báo chỉ số VN-Index cuối năm của ACBS đều vượt trên chỉ số hiện tại (nguồn: ACBS)

Thứ nhất, Kịch bản lạc quan dựa trên việc nối lại các chuyến bay quốc tế trên toàn thế giới kết hợp với tác động tích cực từ gói tài khóa và tiền tệ của Chính phủ Việt Nam và khi đó thu nhập doanh nghiệp sẽ vượt quá kỳ vọng. Dựa trên kịch bản đó, kỳ vọng thu nhập của ACBS sẽ tăng và giả định rằng bội số thu nhập sẽ quay trở lại ở mức 16,2 lần; chỉ số sẽ đạt mức 1.800-1.900 điểm, tương ứng với F.P/E 2022 là 11,3 lần vào cuối tháng 5/2022.

Thứ hai, Kịch bản bi quan, theo ACBS, đó là sự bất ổn và sợ hãi tiếp tục bao trùm các thị trường toàn cầu với lo ngại gia tăng về lạm phát, các ngân hàng trung ương sẽ phản ứng nhanh và mạnh trước áp lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và việc tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này có thể dẫn đến thu nhập giảm so với kỳ vọng và định giá thị trường giảm do sự thờ ơ của nhà đầu tư mới vốn đã ủng hộ thị trường trong thời gian gần đây. Trong kịch bản này, VN-Index nỗ lực để đạt được tăng trưởng trong năm và giao dịch quanh mức 1.450 điểm, tương đương F.P/E là 12,7 lần vào cuối tháng 4/2022.

Có thể bạn quan tâm

  • MoMo toan tính gì khi “lấn sân” sang chứng khoán?

    MoMo toan tính gì khi “lấn sân” sang chứng khoán?

    02:00, 18/06/2022

  • Giữa mùa chứng khoán biến động, PAT có gì để chào sàn giá 120.000đ/cổ phiếu?

    Giữa mùa chứng khoán biến động, PAT có gì để chào sàn giá 120.000đ/cổ phiếu?

    05:00, 15/06/2022

  • "Định giá thị trường chứng khoán khó đưa VN-Index về mốc 950 điểm"

    05:30, 14/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ACBS ước tính VN-Index sẽ kết thúc năm ở gần 1.660 điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO