Trong bối cảnh một số ngành đang bị ảnh hưởng bởi làn sóng tự động hóa, báo chí, hóa ra cũng không phải là một ngoại lệ. Nhưng, liệu AI có thể “cướp” việc làm của các nhà báo?
>>>Kinh tế báo chí sẽ "nở rộ"?
Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong tin tức không mới. Ở một số nơi trên thế giới, AI hiện đang được sử dụng để tìm kiếm dữ liệu khai thác câu chuyện, phân tích, ghi chép các cuộc phỏng vấn, để giúp kiểm tra tính xác thực và phát hiện hành vi đạo văn trong các bài báo. Ví dụ tại Associated Press, AI thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như viết từ hai đến sáu đoạn văn về thể thao và báo cáo thu nhập kinh doanh hàng quý. Các AI giúp Washington Post đưa ra kết quả bầu cử và kết quả Olympic. Bloomberg News có các robot AI quét các cơ sở dữ liệu lớn, xem các cảnh báo khi các xu hướng hoặc sự bất thường xuất hiện.
Nhưng, cho đến nay AI không lấy đi công việc của các phóng viên mà chỉ là những người chịu trách nhiệm lựa chọn và sắp xếp tin tức. Ngược lại, AI đã giúp ích rất nhiều cho các phóng viên trong quá trình tác nghiệp. Nhờ việc sớm áp dụng công nghệ nói trên, nhiều tòa soạn cũng đã đạt được thành công trong kinh doanh báo chí, mà trường hợp điển hình là tờ The Guardian (Anh).
The Guardian là một trong những tờ báo được cho là sáng tạo nhất và thành công nhất hiện nay trên thế giới. Họ được đánh giá là một tờ báo kiểu mẫu trong chuyển đổi số, khi tạo nhiều doanh thu từ nguồn kỹ thuật số hơn nguồn sản phẩm in; tạo nhiều doanh thu từ độc giả hơn từ quảng cáo; đạt tăng trưởng doanh thu thuần nhờ nguồn tiền từ kỹ thuật số một cách nhanh chóng; và có nhiều đăng ký đọc báo mạng hơn đăng ký mua báo in.
>>>Tri kỷ của doanh nhân, doanh nghiệp
>>>Đấu tranh với “truyền thông bẩn”!
Rõ ràng, xu hướng hiện tại của truyền thông và báo chí đang là phát triển các mô hình kinh doanh mới và tận dụng những gì AI cung cấp. Các mô hình mới bao gồm: đăng ký trả phí, tường phí, bản tin, sự kiện, podcast và video. Theo nghĩa này, AI chỉ được phép là một phần của mô hình kinh doanh mới trong khi con người vẫn là trung tâm.
Riêng tại Việt Nam, theo một khảo sát cho thấy hiện đã có khoảng trên dưới 10 cơ quan báo chí đang tiến hành thu thập dữ liệu người dùng, hoặc giả theo hình thức khuyến khích độc giả đăng ký dài hạn để truy cập nội dung được chọn lọc. Tuy nhiên, có vẻ mọi thứ vẫn đang trong giai đoạn ban đầu và còn nhiều khó khăn phía trước.
Có thể bạn quan tâm
Báo chí truyền “động lực” và sức mạnh cho doanh nghiệp hàng không
11:00, 21/06/2022
Báo chí - cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước
08:41, 21/06/2022
Báo chí đồng hành xây dựng thị trường bất động sản bền vững
08:30, 21/06/2022
Báo chí thúc đẩy khớp lệnh cung cầu
08:05, 21/06/2022
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Báo chí-người bạn đồng hành của chính quyền địa phương
07:00, 21/06/2022
Báo chí trong công cuộc giữ gìn chủ quyền biển đảo
05:05, 21/06/2022
Báo chí sẽ kiếm tiền từ đâu và kiếm tiền như thế nào?
05:00, 21/06/2022
Doanh nghiệp và báo chí đồng hành cùng phát triển
04:15, 21/06/2022