Ai có thể giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa?

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia nhận định, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa tại khu vực châu Á.

>> Việt Nam được đánh giá thế nào về đầu tư xanh ở Đông Nam Á?

Tại Việt Nam, thu gom rác thải phế liệu chính hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, chiếm khoảng 90%

Tại Việt Nam, lực lượng thu gom rác thải phế liệu chính hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, chiếm khoảng 90%

Phụ nữ bị ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới bởi cuộc khủng hoảng rác thải nhựa ngày càng leo thang. Đặc biệt, ở châu Á, phụ nữ chiếm đa số trong lực lượng thu gom rác thải. Tỷ lệ nữ trong nhóm lao động này lên tới 90% ở Việt Nam và 90% ở Pune, Ấn Độ.

Chủ đề của Ngày Trái đất năm nay, "Hành tinh và Nhựa", hướng đến một tương lai không có nhựa, với mục tiêu tạm thời là giảm sản lượng 60% vào năm 2040. Tuy nhiên, khi tìm cách giảm mức tiêu thụ nhựa, các khu vực cần xem xét kỹ các vấn đề mà các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) do phụ nữ làm chủ phải đối mặt khi theo đuổi các giải pháp quản lý rác thải nhựa và cách thức giúp họ vượt qua những thách thức đó.

Biến đổi khí hậu và bất bình đẳng giới đều là những vấn đề lớn cần giải quyết, nhưng theo ông Simon Baldwin, Phó Chủ tịch cấp cao khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của SecondMuse, một công ty chuyên hỗ trợ cung cấp giải pháp đổi mới môi trường, cần phải cải thiện khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ.

Chuyên gia này chỉ ra, những người phụ nữ tại châu Á rất quen thuộc với hệ sinh thái quản lý chất thải và có vị trí tốt để giới thiệu các giải pháp đổi mới và mô hình kinh doanh mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa.

Tuy nhiên, dù MSME do nữ làm chủ, đang tạo sức mạnh đổi mới cho nền kinh tế Nam và Đông Nam Á, nhưng khoảng cách tín dụng lớn đang làm cản trở sự thay đổi của họ. Ước tính các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang thiếu hụt tài chính khoảng 68 tỷ USD .

"Các chủ doanh nghiệp nhỏ trong khu vực thường tin tưởng vào các ngân hàng khi tìm kiếm nguồn vốn bổ sung. Ví dụ, 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam lần đầu tiên tìm đến vốn vay ngân hàng khi họ cần vốn", ông Baldwin viết trên Nikkei Asia Review.

Điều này có thể khiến các nữ doanh nhân gặp khó khăn vì nhiều người không có tài sản vật chất được đăng ký dưới tên của họ và không thể dùng làm tài sản thế chấp. Do những thành kiến văn hóa lâu đời, một số ngân hàng có thể yêu cầu sự cho phép của nam giới để phụ nữ mở tài khoản hoặc yêu cầu chứng minh khoản vay.

Rõ ràng các chuẩn mực về giới tính có thể hạn chế phụ nữ tiếp cận công nghệ, mạng lưới kinh doanh và các kỹ năng kỹ thuật số mà họ cần để xây dựng kiến thức nền tảng trong lĩnh vực tài chính. Ở Nam và Đông Nam Á, phụ nữ cũng thường đóng vai trò là người chăm sóc chính. Điều này làm cho họ mất đi thời gian, cơ hội và khả năng tiếp cận thông tin cũng như kết nối đến các quỹ tín dụng hoặc kênh đầu tư.

>>  Việt Nam được đánh giá thế nào về đầu tư xanh ở Đông Nam Á?

Bà Noryawati Mulyon, CEO Biopac Indonesia

Bà Noryawati Mulyon, CEO Biopac Indonesia chuyên sản xuất bao bì làm từ rong biển

Các sản phẩm tài chính thường không được thiết kế để giúp khách hàng đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu và chưa tính đến việc giải quyết các nhu cầu cụ thể của phụ nữ. Nhiều ngân hàng thiếu dữ liệu và mô hình cần thiết để đánh giá rủi ro hoặc tác động một cách chính xác đối với các doanh nghiệp nhỏ có mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực.

Do đó, ông Baldwin cho rằng, việc tăng cường các quỹ đầu tư tác động có thể giúp giải quyết vấn đề này. Các khoản đầu tư tập trung vào doanh nghiệp tạo tác động có thể hỗ trợ các doanh nghiệp do nữ làm chủ bằng cách cung cấp vốn dài hạn với mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn và hướng tới việc tạo ra các kết quả tích cực về xã hội và môi trường.

Bên cạnh đó, các quỹ này cũng có thể triển khai một loạt các công cụ tài chính nhằm tập hợp các nguồn lực và kỹ năng của nhiều bên tham gia khác nhau để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người đi vay. Cụ thể, các quỹ cho vay xoay vòng cũng có thể sử dụng nguồn vốn tài trợ theo cơ cấu quay vòng, mang lại khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt, tự bổ sung và tác động tích cực đến khí hậu.

Tiếp cận tài chính là rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất trong việc giải quyết các vấn đề mà thế giới gặp phải với nhựa. Chính phủ, các Bộ, ban ngành có liên quan và nhà đầu tư có thể làm nhiều hơn để kết nối MSME do phụ nữ làm chủ với thị trường để các giải pháp của họ có thể được áp dụng và mở rộng quy mô nhanh hơn.

Công ty khởi nghiệp HopeBox của Việt Nam, mô hình doanh nghiệp xã hội ý nghĩa, giúp phụ nữ từng bị bạo hành có được công việc ổn định và thay đổi cuộc sống, đã sử dụng màng bọc thực phẩm bằng sáp ong thay thế màng bọc thực phẩm bằng nhựa trong nhà bếp của khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng. Hay như Công ty khởi nghiệp Biopac Indonesia do nữ làm chủ, chuyên sản xuất bao bì làm từ rong biển, đã cung cấp sản phẩm của mình cho nhiều nhà hàng tại quốc gia này.

Trong hành trình hướng tới tầm nhìn tương lai không có nhựa, việc cung cấp các giải pháp giúp phụ nữ tiếp cận các nguồn lực và quyền ra quyết định sẽ góp phần phát triển Đông Nam Á ngày càng tươi sáng hơn.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ai có thể giải quyết khủng hoảng rác thải nhựa? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714763574 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714763574 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10