Chắc chắn không phải nhân dân hai nước Nga - Ukraine, hai nước đang trong cuộc chiến đầy đau thương, mất mát, hao người, tốn của.
Hưởng lợi chính trong cuộc chiến này chính là quốc gia cơ hội “đục nước béo cò”, cứ “tọa sơn quan hổ đấu” rồi tranh thủ “trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi”.
>>Lao vào cuộc chiến tiêu hao, Nga hay Ukraine chịu buông súng?
Kể từ thời điểm Liên Xô sụp đổ năm 1991, sau ba mươi năm, nước Nga đã mạnh mẽ trở lại nhưng về kinh tế 50% nguồn thu của Nga vẫn là xuất khẩu năng lượng và tài nguyên (khí đốt, dầu mỏ, khoáng sản, kim loại quý hiếm…); phần còn lại là xuất khẩu vũ khí và các mặt hàng khác như lương thực… Do vậy, khi chiến dịch quân sự đặc biệt nổ ra, đến nay đã sang tháng thứ 7, Nga quyết định cắt đứt nguồn cung khí đốt sang châu Âu.
Có thể nói, đây là canh bạc mà các quân bài đều lật ngửa, hai bên chơi sòng phẳng với nhau. Nga quyết định ngưng cung cấp vô thời hạn khí đốt cho EU, chấp nhận mất thị trường EU, nơi đem lợi nguồn thu lớn nhất cùng hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thiện. Buộc phải xuất khẩu năng lượng sang các quốc gia thân thiện và chuyển hướng cung cấp về phía châu Á với các khó khăn về vận chuyển, bảo quản, giá cả... thiệt hại kinh tế là rất lớn.
Châu Âu có sẵn kế hoạch thoát Nga về năng lượng với lộ trình đến năm 2030 thì nay buộc phải đẩy nhanh lộ trình tìm nguồn cung thay thế đến năm 2025. Nga không chờ để bị loại bỏ, ra tay “tiên hạ thủ vi cường”, chủ động cắt đứt nguồn cung năng lượng cho EU, chấp nhận thiệt hại chứ không để yên ngồi nhìn EU viện trợ vũ khí, khí tài cho Ukraine chống Nga. Không ngồi nhìn hội nghị các nước G7 thông qua áp trần giá dầu nhập khẩu của Nga, nước này đã dùng năng lượng làm vũ khí, thời tiết làm phương tiện nhằm gây khó cho EU khi mùa đông lạnh giá đang tới dần.
Cho dù lãnh đạo EU cũng có các biện pháp chuẩn bị ứng phó:
“Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để chống lại việc Nga sử dụng vũ khí khí đốt một cách cực đoan”, Ủy viên Chính sách Kinh tế Liên minh châu Âu Paolo Gentiloni nói với các phóng viên bên lề một diễn đàn kinh tế ở Rome hôm thứ Bảy (3/9). Chúng tôi không hề sợ hãi trước quyết định của Tổng thống Putin, chúng tôi yêu cầu người Nga tôn trọng hợp đồng, nhưng nếu họ không làm như vậy, chúng tôi sẵn sàng phản ứng”.
Những bộ óc Do Thái của giới tài phiệt Mỹ nhìn ra trước điều này, lại thêm thuận lợi khi Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược Zero Covid một cách khó hiểu, dẫn đến nhiều mặt hàng, linh kiện bị gián đoạn, sản xuất bị đình trệ… nhường lại hết thị phần cho các doanh nghiệp Mỹ.
>>Nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận ngũ cốc Nga - Ukraine
>>Chiến sự Nga- Ukraine: 4 viễn cảnh đáng sợ
>>Quân đội Ukraine đang áp đảo Nga tại Kherson
Trước đây, OPEC cùng các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ thống nhất giữ giá dầu ngang bằng giá thành chi phí khai thác dầu đá phiến ở Mỹ, cho nên các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ không thể cạnh tranh nổi. Nay giá dầu tăng như hiện nay, các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ sẽ tạo ra dòng tiền tự do khoảng 180 tỷ USD trong năm nay. Theo dữ liệu của S&P Global Commodities, các công ty dầu đá phiến của Mỹ sẽ tạo ra nhiều tiền mặt hơn trong năm nay so với số tiền họ đã cộng lại trong 20 năm qua.
Hiện tại, Mỹ đã vượt Qatar về xuất khẩu LNG để lần đầu tiên trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Raoul LeBlanc, người đứng đầu S&P Bắc Mỹ về dầu khí, cho biết: “Đó là một cơn sóng thần về tiền mặt, và những công ty này đã hoàn thành việc cân đối kế toán của họ”.
Dùng LNG chi phí rất lớn do phải đầu tư trạm nén làm lạnh, kho chứa với áp suất cao, nhiệt độ cực thấp... Với chi phí đắt đỏ, bán với giá cao gấp nhiều lần khí đốt của Nga, nhưng EU vẫn phải “thắt lưng bấm bụng” mua LNG với giá cắt cổ để tồn tại, còn Mỹ cứ ung dung hưởng lợi.
Số lợi nhuận thu được lớn gấp nhiều lần số chi phí viện trợ cho Ukraine, cho nên Mỹ chỉ mong cuộc chiến này kéo dài. Càng như thế vị trí của Mỹ càng vững chắc khi các đối thủ cạnh tranh vị trí siêu cường của Mỹ như Nga, EU… càng ngày càng suy yếu, phải phụ thuộc vào Mỹ.
Đồng USD đang tăng giá vù vù, trong khi đồng EURO thì sụt giảm giá trị. Nước Nga vẫn đứng vững nhưng đồng Rúp cũng chỉ đạt được giới hạn nhất định, không thể phủ sóng toàn cầu được. Việc các lệnh cấm vận, trừng phạt cũng như các doanh nghiệp EU rút hết ra khỏi Nga cũng phát sinh thất nghiệp, nhưng vẫn nằm trong khả năng kiểm soát của Nga, khi các mặt hàng thiết yếu duy trì cuộc sống vẫn được cung cấp dồi dào.
Chỉ hòa bình ổn định mới có thể “hòa khí sinh tài lộc”, còn nếu tiếp tục cuộc chiến, mùa đông năm nay sẽ ảm đạm hơn bao giờ hết. Giá khí đốt quá cao sẽ làm các nhà máy dừng hoạt động, người lao động sẽ thất nghiệp, gánh nặng trợ cấp, làn sóng biểu tình sẽ nổ ra đòi thay Thủ tướng, thay Chính phủ, trong khi dòng tiền cứ ùn ùn chảy về nước Mỹ. Chỉ có nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, ngồi vào đàm phán lập lại hòa bình thì mới đem lại niềm vui, lợi ích cho tất cả mọi người, thay vì chỉ cho một nhóm người.
Có thể bạn quan tâm
12:00, 08/09/2022
04:30, 08/09/2022
04:00, 08/09/2022
15:25, 07/09/2022
15:07, 06/09/2022
04:00, 06/09/2022
06:16, 03/09/2022
06:15, 01/09/2022
04:00, 01/09/2022
04:30, 31/08/2022