Chiến sự Nga- Ukraine: 4 viễn cảnh đáng sợ

NHẬT LINH 08/09/2022 04:00

Các chuyên gia phương Tây vừa đưa ra 4 viễn cảnh liên quan đến chiến sự Nga- Ukraine.

Chiến sự Kherson hiện diễn biến rất phức tạp

Chiến sự Kherson hiện diễn biến rất phức tạp

>> Quân đội Ukraine đang áp đảo Nga tại Kherson

Trận chiến giằng co

Mặc dù các chuyên gia đều đồng ý rằng quân đội Nga đang nằm trong thế dễ bị tổn thương, thiếu thốn lực lượng để tiếp tục tiến công, đối mặt với đội quân Ukraine được Mỹ và phương Tây viện trợ hệ thống phóng tên lửa tiên tiến, nhưng hai bên rất khó tránh khỏi tình trạng xung đột kéo dài. 

Trong suốt nhiều tuần, các quan chức Ukraine không ngừng hứa hẹn về kế hoạch tiến công giành lại Kherson từ tay Nga. Nhưng nền móng của lực lượng Nga tại phía Nam chưa hoàn toàn lung lay, dù họ đang gặp khó khăn về nguồn lực chi viện cho Kherson.

Ông Jim Townsend, nguyên Phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Cuộc phản công của Ukraine sẽ không hoành tráng như phim Hollywood hay ác liệt như quân El Alamein chống lại Rommel (trận chiến mang tính quyết định tại chiến trường châu Phi trong Thế Chiến II), mà chậm rãi và chọn lựa mục tiêu cẩn thận hơn. Hành trình trước mắt còn rất dài. Cuộc chiến càng kéo dài, càng gây thiệt hại cho cả 2 bên, kể cả những tác động khiến lạm phát tăng phi mã ở nhiều quốc gia.” 

Chờ thời cơ tấn công 

Kể cả khi Ukraine tỏ ra lạc quan về viễn cảnh phản công thành công - hoặc coi đó là nước đi chính trị cần thiết để duy trì sự hỗ trợ từ Mỹ và phương Tây, điện Kremlin đang cho thấy nỗ lực đẩy cuộc xung đột theo hướng ngược lại. Càng kéo dài, phương Tây có thể mất đi tinh thần ủng hộ Ukraine. 

Trong khi Nga gặp khó khăn chiêu mộ binh lính và thành lập quân đội mới, các chuyên gia nhìn nhận Ukraine đang nắm trong tay lợi thế quân sự. Theo Dara Massicot, một nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại Rand Corporation, nước Nga muốn hướng trận chiến tới tình trạng đóng băng cho tới khi nước này tìm được cơ hội tiếp tục tấn công Ukraine. 

Đây cũng là chiến lược quân sự của Nga ở Gruzia, chia cắt hai khu vực ly khai - Abkhazia và Nam Ossetia - sau cuộc chiến năm 2008, hoặc ở Ukraine sau khi chiếm Crimea năm 2014.

>> Chiến sự Nga- Ukraine: Diễn tiến chậm lại từ hai phía

Phía Nga cho biết sẽ huy động thêm 137.000 quân cho Lực lượng vũ trang Nga vào đầu năm sau, đồng thời đã đặt hàng vũ khí thời Liên Xô, chẳng hạn như xe lội nước BMP-2 từ những năm 1980. Đây là dấu hiệu cho thấy các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu của phương Tây đang bắt đầu có hiệu lực. Lầu Năm Góc ước tính rằng, Nga đã mất tới 4.000 xe bọc thép ở Ukraine kể từ tháng 2/2022. Cũng có báo cáo về việc các công nhân làm việc ba ca tại các nhà máy tên lửa để tái tạo nguồn cung vũ khí ngày càng cạn kiệt của nước này.

“Vũ khí” kinh tế

Trong chiến sự Nga- Ukraine, Nga không chỉ sử dụng bom, tên lửa và đạn, mà cả khí đốt tự nhiên khổng lồ của Nga nhằm tạo áp lực năng lượng lên các nước châu Âu vào mùa đông, gây khó khăn cho các ngành công nghiệp nặng của khu vực này. Trên thực tế, đây là cuộc chiến tranh kinh tế với các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt và kiểm soát xuất khẩu chống lại Nga từ phương Tây, và sức ép đối kháng của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine.

Kinh tế Nga đã suy yếu, nhưng làn sóng tấn công của Nga đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine, cũng như tạo tác động ngược đến khu vực Châu Âu khi việc thiếu hụt khí đốt đã trở thành nỗi ám ảnh của châu lục này. Nếu không sớm tìm nguồn cung mới, Châu Âu có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.

Trong khi đó, Ukraine cũng đang rất cần những đợt viện trợ kinh tế. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng 55% người Ukraine sẽ sống trong cảnh nghèo đói vào cuối năm tới do tác động của chiến tranh.

nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Nguy cơ rò rỉ hạt nhân từ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là không nhỏ

Thảm họa hạt nhân

Mặc dù Nga chưa có động thái đẩy mạnh xung đột ở Ukraine bằng một cuộc tấn công hạt nhân hoặc vũ khí hóa học, nhưng việc Điện Kremlin từ chối thanh sát viên của Liên Hợp Quốc vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đã làm dấy lên lo ngại về khủng hoảng hạt nhân. Khi đó, lợi thế chiến trường sẽ xoay chuyển về phía Nga, bởi Ukraine không thể sản xuất đủ điện vì mục đích phục vụ chiến tranh, thậm chí dân dụng. Thậm chí, việc rò rỉ hạt nhân từ nhà máy này sẽ gây nguy hiểm cho cả Ukraine và nhiều quốc gia khác.

Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo, một khi Nga bị dồn vào chân tường vẫn có thể gây ra tổn thương cho cả thế giới với quân bài then chốt là vũ khí hạt nhân.  

Có thể bạn quan tâm

  • Cứng rắn với Nga, tân Thủ tướng Anh sẽ hậu thuẫn Ukraine

    Cứng rắn với Nga, tân Thủ tướng Anh sẽ hậu thuẫn Ukraine

    04:00, 06/09/2022

  • Châu Âu “xây tường” ngừa tai họa do chiến sự Nga - Ukraine

    Châu Âu “xây tường” ngừa tai họa do chiến sự Nga - Ukraine

    06:16, 03/09/2022

  • Nửa năm cuộc chiến Nga - Ukraine: Ý đồ của Putin là gì?

    Nửa năm cuộc chiến Nga - Ukraine: Ý đồ của Putin là gì?

    06:15, 01/09/2022

  • Ukraine đẩy lùi nhiều tuyến phòng thủ của Nga ở Kherson

    Ukraine đẩy lùi nhiều tuyến phòng thủ của Nga ở Kherson

    04:00, 01/09/2022

  • Ukraine tung

    Ukraine tung "chiến lược phương Tây" để phản công Kherson

    04:30, 31/08/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine

    Chiến sự Nga - Ukraine: Ukraine "xuyên thủng" tuyến phòng thủ ở Kherson

    14:13, 30/08/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Phương Tây

    Chiến sự Nga- Ukraine: Phương Tây "hụt hơi" viện trợ vũ khí cho Ukraine

    04:30, 30/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chiến sự Nga- Ukraine: 4 viễn cảnh đáng sợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO