“Ẩn họa” từ thiếu điện ở Trung Quốc

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 11/07/2021 05:00

Tình trạng nói trên được dự báo có thể kéo dài trong nhiều tháng và có thể sẽ lan rộng ra nhiều tỉnh khác ở Trung Quốc.

Khủng hoảng năng lượng điện ở Trung Quốc không chỉ đe dọa đà phục hồi kinh tế của nước này, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

 Mục tiêu giảm khai thác và sử dụng các nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như than ở Trung Quốc sẽ không còn nằm trong kế hoạch 5 năm 2021-2025 nữa do không khả thi.

Mục tiêu giảm khai thác và sử dụng các nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như than ở Trung Quốc sẽ không còn nằm trong kế hoạch 5 năm 2021-2025 nữa do không khả thi.

Khủng hoảng thiếu điện

Từ đồ chơi trẻ em, đến đôi giày Nike hay chiếc Iphone,… đều được sản xuất ở Quảng Đông- trung tâm sản xuất trị giá 1.713 tỷ USD này là nơi đặt các nhà máy của hầu hết các công ty lớn trên thế giới, là trung tâm xuất khẩu lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Trung tâm công nghiệp Quảng Đông đang đối diện với tình trạng thiếu năng lượng điện tồi tệ nhất 10 năm trở lại đây. Tất cả các xưởng sản xuất tại đây phải đóng cửa 2 ngày mỗi tuần, có thể kéo dài đến cuối năm nay.
Ngoài ra, nhiều trung tâm sản xuất lớn ở Thâm Quyến, Chiết Giang, Quảng Tây, Vân Nam… không thể vận hành 100% công suất.

Nguyên nhân một phần do thời tiết hạn hán tại Trung Quốc khiến các hồ chứa thủy điện hoạt động cầm chừng; nhu cầu giải nhiệt của 1,7 tỷ dân đã hút hết nguồn điện dành cho sản xuất công nghiệp.

Xét về vấn đề vĩ mô, đây là hệ quả của chiến lược xây dựng “nền kinh tế trung hòa với carbon” đến năm 2060 của ông Tập Cận Bình. Nhiệt điện than, dầu khí bị hạn chế, trong khi năng lượng tái tạo chưa bền vững.

Nhận diện nguy cơ

Chuyên gia Sun Guojun- Chuyên gia Viện nghiên cứu Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết: “Mục tiêu GDP năm 2021 của Trung Quốc dựa trên cơ sở phục hồi kinh tế, và đà tăng trưởng của các ngành sản xuất”.

Tuy nhiên, ở thời điểm Trung Quốc ước lượng mục tiêu GDP, thì vấn đề an ninh năng lượng chưa được tính đến. Thiếu năng lượng chiến lược sẽ là “gáo nước lạnh” dội vào tham vọng tăng trưởng GDP trên 6% của Trung Quốc năm 2021.

Quy mô nền kinh tế của Trung Quốc năm 2020 chiếm 20% kinh tế thế giới; giả sử tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm từ 6% xuống 2,5% trong năm nay, sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm khoảng 0,7%.

Kinh tế Trung Quốc giảm tốc, cán cân xuất nhập khẩu của các nước liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Giới chuyên gia nhận định, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm mạnh như trên, thì sẽ làm giảm tăng trưởng nhập khẩu của Trung Quốc khoảng 6,3% mỗi năm. Trong khi xuất khẩu của Trung Quốc cũng chịu tác động tiêu cực không nhỏ.

Chẳng hạn như ngành thép Trung Quốc, sản lượng của 19 nước sản xuất thép lớn nhất thế giới cộng lại mới bằng sản lượng của Trung Quốc. Riêng tập đoàn CNM- nhà sản xuất thép không rỉ lớn nhất Trung Quốc dự kiến cắt giảm 20% công suất, tương đương 10.000 tấn mỗi tháng vì thiếu điện. Như vậy, thiếu hụt nguồn cung thép từ Trung Quốc là rắc rối lớn với ngành xây dựng toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

  • 2 ngày sau IPO tại Mỹ, Didi Chuxing bị gỡ khỏi kho ứng dụng Trung Quốc

    05:00, 06/07/2021

  • Trung Quốc “giải cứu binh nhì” Evergrande!

    05:00, 05/07/2021

  • Trung Quốc “bẻ lái” sáng kiến BRI

    05:00, 04/07/2021

  • Chiến dịch “siêu sáp nhập” của Trung Quốc!

    04:10, 01/07/2021

  • Các công ty Trung Quốc “chi bạo” cho Euro 2020

    04:17, 28/06/2021

  • Trung Quốc siết chặt khai thác Bitcoin, việc khai thác lại dễ dàng hơn

    05:15, 27/06/2021

  • Giảm phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách nào?

    04:00, 27/06/2021

  • CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Chuyên gia nói gì về sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc?

    05:00, 26/06/2021

  • Việt Nam phản đối Trung Quốc gắn thẻ thực vật ở Hoàng Sa

    16:49, 24/06/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Ẩn họa” từ thiếu điện ở Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO