An ninh lương thực gắn liền với phát triển nông nghiệp bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Trước những biến động của ngành lương thực toàn cầu, định hướng doanh nghiệp trong phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh lương thực quốc gia.

>> Ngành nông nghiệp tự tin về mục tiêu xuất khẩu nông sản năm 2023

Mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực

Lương thực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế bởi lương thực không chỉ là nhu cầu cơ bản của con người trong việc tăng cường sức khỏe và hạnh phúc, mà còn có ý nghĩa cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là trong nền kinh tế tuần hoàn, khi việc giảm thiểu các mối nguy môi trường và cải thiện tài nguyên thiên nhiên từ sản xuất lương thực ngày càng được quan tâm.

Theo Tim & David (2012), nhiệm vụ cốt lõi của thế kỷ 21 là tạo ra một hệ thống lương thực bền vững. Hiện nay, sự mất ổn định về lương thực tại một số khu vực gây nên những lo ngại đối với an ninh lương thực toàn cầu. Nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh: vấn đề lãng phí lương thực, tình trạng thiếu hụt lương thực do vấn đề tài chính ở các nước nghèo hay tác động từ vấn đề địa chính trị quốc tế. Dẫu rằng mỗi quốc gia sẽ có những chính sách điều hành về an ninh lương thực nhưng trong sân chơi hội nhập kinh tế chung, tình trạng khủng hoảng lương thực xảy ra tại các khu vực hoặc việc thay đổi chính sách của một số nền kinh tế lớn trên thế giới có thể gây ảnh hưởng lan tỏa đối với kinh tế quốc gia.

An ninh lương thực là vấn đề có tính liên kết, ở phạm vi toàn cầu. Nhìn chung, 2 yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình an ninh lương thực là chính sách quốc gia và vấn đề chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Những chính sách về an ninh lương thực gắn với phát triển nông nghiệp được xem là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững là phương thức tiếp cận hữu hiệu để cải thiện an ninh lương thực. Trong đó, phát triển kinh tế nông nghiệp ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp như Việt Nam sẽ giúp đảm bảo an ninh lương thực trong dài hạn.

Chính sách của Ngân hàng thế giới

Trong chiến lược dài hạn, Ngân hàng thế giới (Wordbank) đưa ra Chương trình An ninh lương thực và nông nghiệp toàn cầu (GAFSP) thông qua các hoạt động chính đối với an ninh lương thực toàn cầu. Theo đó, chính sách của Ngân hàng thế giới tập trung vào 4 mục tiêu chính, bao gồm: (1) Tăng cường mạng lưới lương thực an toàn, (2) Cung cấp chính sách hỗ trợ, (3) Tạo dựng sự liên kết toàn cầu và (4) Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

(Nguồn: Tập hợp của tác giả)

>> Kết nối những mảnh ghép của du lịch và nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt trong định hướng phát triển nông nghiệp bền vững

Dù cơ cấu nền kinh tế có dịch chuyển ra sao thì với một quốc gia có điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, sông ngòi) tương đối thuận lợi, ngành nông nghiệp vẫn là bệ đỡ vững chắc của nền kinh tế Việt Nam. Tại Việt Nam, dựa trên nội dung của Nghị quyết số 34/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, an ninh lương thực là mục tiêu trọng điểm quốc gia trong việc (1) duy trì nguồn cung lương thực, (2) quyền tiếp cận lương thực của người dân và (3) đảm bảo dinh dưỡng lương thực đầy đủ và an toàn.

Một trong những doanh nghiệp dẫn đầu nhóm ngành nông nghiệp là Tập đoàn Lộc Trời, bao gồm 3 ngành cốt lõi là: ngành lương thực, ngành giống và ngành vật tư nông nghiệp.

Cách đây hơn 7 năm, với sự tài trợ chính phủ Hà Lan, Tập đoàn Lộc Trời và các đối tác trong nước đã thực hiện dự án “viễn thám địa lý cho nông nghiệp và nước tại Đồng bằng sông Cửu Long”. Mục tiêu của dự án là tạo ra sản phẩm ứng dụng công nghệ trong khai thác dữ liệu địa lý, kết hợp với các thông tin liên quan đến khí hậu, thời tiết và hạn hán nhằm tạo cơ sở tư vấn giám sát và phát triển nông nghiệp phù hợp.

Đến đầu năm 2018, ứng dụng SAT4RICE được công bố. Theo Tập đoàn Lộc Trời, SAT4RICE có chức năng cung cấp thông tin đầy đủ về tình hình ruộng lúa trong từng giai đoạn. Cụ thể, dữ liệu sẽ được cập nhật liên tục đối với tình trạng cây lúa, tình hình nước trong ruộng, dịch bệnh rầy nâu, sâu cuốn lá, đạo ôn; ngoài ra, số liệu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thông tin ngày thu hoạch, hệ thống định vị (GPS) gắn với hình chụp thực địa cũng được tích hợp trong ứng dụng.

(Nguồn: Tập đoàn Lộc Trời)

Bên cạnh đó, hướng xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, Tập đoàn Lộc Trời định hướng phát triển mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp lực lượng 3 Cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) từ năm 2006. Đồng thời, tiến độ hành động thực hiện chuyển giao những giải pháp khoa học tiên tiến giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản của nông dân Việt Nam, góp phần mang lại những giá trị thiết thực cho nền nông nghiệp nước nhà, cải thiện đời sống người nông dân dân và nâng cao chất lượng kinh tế nông thôn Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An ninh lương thực gắn liền với phát triển nông nghiệp bền vững tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714459985 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714459985 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10