Việc Ấn Độ cấm các ứng dụng di động của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công ty công nghệ của nước này.
Sở dĩ Ấn Độ có động thái trên do các ứng dụng này được cho là đang gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, cũng như khả năng phòng vệ, an ninh quốc gia và trật tự công cộng của nước này.
Đáng nói, Trung Quốc và Ấn Độ có mối quan hệ khăng khít về công nghệ và thương mại. Không quốc gia nào mua hàng hóa Trung Quốc nhiều hơn Ấn Độ, và không có quốc gia nào đổ tiền vào mảng công nghệ Ấn Độ nhiều như Trung Quốc.
Từ năm 2015 đến nay, các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đã đầu tư gần 5 tỷ USD vào thung lũng Bangalore; có tới 30 start-up “kỳ lân” tại Ấn Độ có vốn Trung Quốc. Việc Trung Quốc thống trị thị trường Internet Ấn Độ chỉ là sớm hay muộn.
Mặc dù quan hệ khăng khít, nhưng Bắc Kinh đã thất bại trong việc thuyết phục New Dehli tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Theo giới quan sát, chiến lược thâm nhập vào nền kinh tế công nghệ Ấn Độ của Trung Quốc không chỉ là “đầu tư thông thường”, mà nhằm đến mục đích khuất phục quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Chính vì vậy, tuy thương mại hai chiều đạt 87 tỷ USD nhưng Trung Quốc luôn sắm vai “người bán hàng”. Ngoài ra, Ấn Độ còn phụ thuộc Trung Quốc về mặt cấu trúc kinh tế từ máy công nghiệp nặng, thiết bị điện, viễn thông 5G đến dược phẩm,…
Hiếm thấy những đối tác gắn bó nào lại xảy ra tranh chấp xung đột biên giới như Trung-Ấn. Người ta đặt ra câu hỏi: Chẳng lẽ Trung Quốc tham bát bỏ mâm? Một khi chính quyền ông Narendra Modi buộc phải xoay trục chính sách, dịch chuyển dần về phía Mỹ, thì thật nguy hiểm!
Sự lo ngại về công nghệ Trung Quốc còn dấy lên ở Mỹ, Châu Âu và nhiều quốc gia riêng lẻ khác. Rõ ràng, Trung Quốc đang sử dụng công nghệ cho hai mục đích khác nhau, là thăm do, và hút nội lực từ đối phương nhằm thực hiện giấc mộng bá chủ toàn cầu.
Trung Quốc rõ ràng có lý do để gây hấn quân sự với Ấn Độ mà không sợ mất “miếng bánh” kinh tế béo bở. Bởi vì sự thâm nhập kinh tế của Bắc Kinh đã rất sâu, khó lòng bứt ra được.
Mối lo ngại an ninh ở Việt Nam từ công nghệ Trung Quốc vốn không mới nhưng chẳng bao giờ cũ, từ thương mại điện tử của Alibaba, thanh toán Alipay, Wechat… đến ứng dụng truyền hình trực tuyến OTT và các phần mềm “lặt vặt” cho vay tiền nhanh,…
Bản thân các ứng dụng này một mặt truyền bá văn hóa Trung Quốc, mặt khác thanh toán mua sắm và chuyển tiền ra nước ngoài mà không qua kết nối với các ngân hàng trong nước.
Bê bối mới nhất là Zalo, Tik Tok bị phát hiện tự động thu thập thông tin người dùng. Đáng nói, VNG, đơn vị sở hữu Zalo đã từng bị nghi vấn có một lượng cổ phần không nhỏ được nhượng lại cho Tencent (Trung Quốc).
Cũng giống như Ấn Độ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã mang đến cả một hệ sinh thái ở Việt Nam; nhiều tầng, nhiều lớp được tổ chức bài bản, chứ không đơn giản chỉ là số lượng cổ phần mà họ sở hữu trong doanh nghiệp sở tại.
Bít lổ hổng trong luật là phương án triệt để nhất để ngăn chặn sự thâm nhập sâu hơn của Trung Quốc; hết sức cẩn trọng với các thương vụ M&A cả trực tiếp lẫn gián tiếp có hơi hám bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm