“Áo giáp” trên mặt trận Biển Đông của Trung Quốc

SÔNG HÀN 27/08/2020 15:00

Tuy Trung Quốc nỗ lực tạo thêm được “áo giáp” trên mặt trận Biển Đông, nhưng bất cứ cái gì cũng có một biên độ, giới hạn nhất định.

Ông Đoàn Khiết Long - ứng cử viên của Trung Quốc - trúng cử ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020 - 2029. Ảnh: MCO

Ông Đoàn Khiết Long - ứng cử viên của Trung Quốc - trúng cử ghế thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020 - 2029. Ảnh: MCO

Mới đây, thông tin Đại sứ Trung Quốc tại Hungary Đoàn Khiết Long đã trúng cử ghế Thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020-2029 ngay vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 24/8. Ngay lập tức, sự kiện này nhận được  nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia và học giả quốc tế.

ITLOS có vai trò như tòa thường trực để phán xử các vấn đề tranh chấp trong việc giải thích hoặc áp dụng các điều khoản của UNCLOS - “hiến pháp về biển và đại dương”. Phạm vi của UNCLOS rất rộng nên sẽ có lúc các thành viên mâu thuẫn trong việc hiểu, giải thích hay áp dụng công ước. Vì vậy, cần có những cơ quan tài phán như ITLOS và những người “cầm cân nảy mực” như thẩm phán ITLOS để giải quyết.

Theo đó, các Thẩm phán ITLOS sẽ có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến sự phát triển và tiến bộ của luật biển quốc tế, phù hợp với xu hướng giải quyết xung đột đúng với tinh thần thượng tôn pháp luật của loài người.

Từ năm 1996 đến nay, trong số các thẩm phán được bầu vào Hội đồng thẩm phán ITLOS có 3 người Trung Quốc. Tuy nhiên, sự có mặt của ứng viên Trung Quốc lần này đã gây ra tranh cãi trong bối cảnh thời gian qua, Bắc Kinh không ngần ngại thể hiện những hành động và tuyên bố coi thường UNCLOS, nhất là trong vấn đề Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tự tin lên tiếng rằng, việc Trung Quốc một lần nữa trúng cử ghế Thẩm phán ITLOS thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với năng lực của ông Đoàn Khiết Long và sự đóng góp của Trung Quốc đối với ITLOS trong hơn hai thập kỷ qua.

Dĩ nhiên, có một đại diện trong ITLOS sẽ mang lại lợi thế nhất định cho Trung Quốc trong các cuộc tranh luận về những tranh chấp trên biển. Chắc chắn, nó cũng để lại nhiều lo ngại cho những quốc gia có mối quan tâm về Biển Đông, trong đó có Mỹ và đồng minh, đặc biệt là những nước bị ảnh hưởng bởi cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. 

Hải quân Trung Quốc gần đây có nhiều động thái gây căng thẳng CHINAMIL

Hải quân Trung Quốc gần đây có nhiều động thái gây căng thẳng trên Biển Đông. Ảnh: CHINAMIL.

Vậy, dư luận trong nước và cộng đồng quốc tế phản ứng ra sao?

Dư luận trong nước – từ người dân cho đến giới chuyên gia chắc chắn cũng chẳng ai đồng ý với việc Trung Quốc trúng cử vị trí Thẩm phán ITLOS. Việc không đồng ý đó không phải là sự bài xích người Trung, mà chỉ đơn giản một điều rằng, bản thân Trung Quốc cho thế giới thấy mình không xứng đáng với vị trí nói trên.

Ngược lại, với âm mưu bành trướng Biển Đông cùng với rất nhiều hoạt động hiện thực hóa ngoài thực địa, trong đó có việc xây dựng căn cứ quân sự và căn cứ dân sự trên các đảo bồi đắp ở Trường Sa… Tức là, Trung Quốc đã liên tục vi phạm Công ước Luật Biển 1982, cũng như các cam kết của họ trên Biển Đông.

Như vậy, việc trúng cử của Trung Quốc há chẳng phải một mặt vừa tạo ra một chiếc “áo giáp pháp lý” cho người Trung mỗi khi có tranh luận tại tòa. Mặt khác nó cũng cho thấy nguy cơ tạo ra một bước lùi của luật pháp quốc tế, cụ thể ở đây là luật biển quốc tế.

Chuyên gia luật biển Hoàng Việt nhận định: “Những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông cho thấy Bắc Kinh vẫn nuôi giữ mưu đồ độc chiếm Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Vì vậy, không nên bầu ứng viên Trung Quốc trở thành thẩm phán của ITLOS - một cơ quan lấy tinh thần thượng tôn pháp luật làm ưu tiên”.

Còn dư luận quốc tế nghĩ gì?

Mỹ là nước có quan điểm phản đối việc lựa chọn vị trí Trung Quốc tại ITLOS thậm chí trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu. Phía Mỹ cho rằng, Trung Quốc không nên được bầu vào vị trí này, vì nước này không tôn trọng luật hàng hải quốc tế ở Biển Đông.

Trước khi diễn ra Hội nghị thường niên, trợ lý ngoại trưởng Mỹ bày tỏ quan điểm: “Mỹ hối thúc tất cả các nước có tham gia vào kỳ bầu cử bổ sung thẩm phán ITLOS sắp tới xem xét cẩn trọng ứng viên đến từ Trung Quốc, đánh giá xem liệu một thẩm phán Trung Quốc nếu được bầu vào Hội đồng thẩm phán ITLOS sẽ giúp thúc đẩy hay kéo lùi luật biển quốc tế. Với những hành động của Bắc Kinh thời gian qua, câu trả lời là rõ ràng”.

Với việc Trung Quốc trúng cử vị trí Thẩm phán lần này, Chuyên gia Greg Poling của CSIS cũng chỉ đường thế này: “Lần tới, nếu một tàu hải cảnh Trung Quốc có hành động gây nguy hiểm với một giàn khoan ngoài khơi Việt Nam hay một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển Indonesia, Mỹ có thể lên tiếng kiên quyết hơn để tố cáo những hành động bất hợp pháp, khiến uy tín của Trung Quốc bị ảnh hưởng tiêu cực trên trường quốc tế”.

Nói gì thì nói, tuy Trung Quốc nỗ lực tạo thêm được “áo giáp” trên mặt trận Biển Đông, nhưng bất cứ cái gì cũng có một biên độ, giới hạn nhất định. Bởi vì, khi Trung Quốc vượt quá giới hạn thì chắc chắn cộng đồng quốc tế sẽ phê phán, sẽ phản đối. Từ đó, sẽ rất khó khăn cho Trung Quốc trong việc tổ chức hợp tác quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Tập trận dồn dập ở Biển Đông: Trung Quốc sẵn sàng “đối đầu” với Mỹ?

    04:00, 27/08/2020

  • Trung Quốc tập trận tại Biển Đông nhằm vào ai?

    19:36, 26/08/2020

  • Trung Quốc sẽ tiếp tục làm gì tại Biển Đông?

    06:30, 26/08/2020

  • Biển Đông: Mối hiểm nguy từ dân quân biển của Trung Quốc

    05:00, 26/08/2020

  • Tập trận dồn dập ở Biển Đông: Trung Quốc ngang ngược “coi trời bằng vung”

    05:00, 25/08/2020

  • Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện tại cửa hang bí ẩn ở Biển Đông

    11:00, 20/08/2020

  • Biển Đông: Mỹ - Trung “đối đầu” và lựa chọn của Việt Nam

    05:30, 18/08/2020

  • Trung Quốc muốn gì khi đưa hơn 1.600 tàu cá ra Biển Đông?

    15:57, 17/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Áo giáp” trên mặt trận Biển Đông của Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO