Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường - Cần có lộ trình phù hợp

Diendandoanhnghiep.vn Để tránh những bất cập phát sinh, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, theo các chuyên gia, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường cần được cân nhắc và có lộ trình áp dụng phù hợp…

>> Nhiều ý kiến ủng hộ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá

Theo đó, tại Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đã đề xuất đưa “đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn” vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nêu lý do đề xuất áp thuế cho đồ uống có đường, đơn vị này cho biết là để kiểm soát béo phì, các bệnh lây nhiễm,…

Nội dung đề xuất này của Bộ Tài chính sau khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, trong đó, không ít ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc, đánh giá kỹ những tác động và đưa ra một lộ trình áp dụng phù hợp để vừa đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa không ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đã đề xuất đưa “đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn” vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt - Ảnh minh họa: ITN

Bộ Tài chính đã đề xuất đưa “đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn” vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt - Ảnh minh họa: ITN

Cho ý kiến về đề xuất đã nêu, ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Một sắc thuế tiêu thụ đặc biệt tốt thì ngoài các mục tiêu trên còn cần tính tới những yếu tố như tính khả thi, tính tuân thủ, cạnh tranh bình đẳng, tính tin cậy, dự báo trước được và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ông Tuấn đặt vấn đề, trong bối cảnh doanh nghiệp đang phục hồi sau đại dịch, việc đưa ra chính sách thuế này có phù hợp với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân hay không? Lộ trình tăng thuế như thế nào là phù hợp để các doanh nghiệp điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định sản xuất, đóng góp nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước?

>> Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá nhằm định hướng sản xuất, tiêu dùng

Chuyên gia cho rằng, cần đánh giá kỹ những tác động và có lộ trình phù hợp - Ảnh minh họa: ITN

Chuyên gia cho rằng, cần đánh giá kỹ những tác động và có lộ trình phù hợp - Ảnh minh họa: ITN

Thực tế hiện nay, với các nhà máy có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, ngành đồ uống có doanh thu 200.000 tỷ đồng/năm, đóng góp gần 60.000 tỷ đồng/năm vào ngân sách Nhà nước (khoảng 3,2% tổng thu ngân sách Nhà nước). Cùng với đó, ngành đồ uống cũng tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng triệu lao động; tạo tác động lan tỏa khi thúc đẩy phát triển nhiều lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị: Nông nghiệp, kho vận, cơ khí, hóa sinh, bao bì, dịch vụ.

Theo ông Đỗ Thái Vương - Trưởng tiểu ban Nước giải khát, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam, ngành nước giải khát đang phục hồi sau dịch và hiện gặp nhiều khó khăn với những bất ổn từ tình hình thế giới, chi phí sản xuất tăng. Các doanh nghiệp đồ uống cần môi trường chính sách ổn định về thuế, phí để quay lại thời kỳ tăng trưởng như trước dịch.

Đánh giá về đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường, ông Vương chia sẻ, áp thuế với đồ uống có đường không giúp giải quyết vấn đề thừa cân, béo phì mà tạo ra chính sách thuế mang tính phân biệt. Chưa kể, chính sách này sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn với các ngành khác có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì.

Đồng quan điểm đã nêu, ông Chris Vanloon - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) đề nghị xem xét cẩn trọng quy định này, bởi hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành không có định nghĩa về “đồ uống có đường”. Do đó, đề xuất của Bộ Tài chính có thể bao gồm cả một số sản phẩm thiết yếu và tốt cho sức khỏe như sữa và các sản phẩm từ sữa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm y tế cho người bệnh...

“Nếu đề xuất được thông qua, cả ngành thực phẩm và đồ uống, vốn đang chật vật phục hồi sau COVID-19, sẽ đối mặt thêm gánh nặng tài chính. Nó cũng tạo thêm áp lực đối với các gia đình khi phải chi trả cao hơn cho nhiều loại thực phẩm thông thường”, ông Chris Vanloon cho biết.

Xoay quanh nội dung đề xuất của Bộ Tài chính, bên cạnh những nhận định, phân tích đã nêu, trước đó, cộng đồng doanh nghiệp cũng kiến nghị, xem xét chưa sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh và phục hồi sau đại dịch; không bổ sung mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đặc biệt, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của các đề xuất, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường - Cần có lộ trình phù hợp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711724810 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711724810 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10