Động thái này diễn ra khi các quy định nghiêm ngặt về trí tuệ nhân tạo của Bắc Kinh chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8 tới.
>>Stanford: ChatGPT đang ngày càng “kém thông minh” hơn
Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích ứng dụng di động Qimai của Trung Quốc, hơn một trăm ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh “kiểu ChatGPT” đã bị gỡ khỏi kho ứng dụng iOS của Trung Quốc từ đầu tháng 8.
Chẳng hạn như ChatGAi Plus, một dịch vụ chatbot và phiên dịch trí tuệ nhân tạo xếp hạng số 9 trên bảng xếp hạng các ứng dụng trả phí cũng đã bị xóa bỏ.
Trong một thông báo gửi tới các nhà phát triển, Apple lý giải việc xóa các ứng dụng là “vì chúng bao gồm nội dung bất hợp pháp ở Trung Quốc”, vi phạm các quy định chặt chẽ về công nghệ siêu giả mạo (deepfake) và generative AI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh)
Trước đó, Apple vốn thường bị chỉ trích vì nể phục áp lực từ các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Sau những lần xóa bỏ ứng dụng gần đây nhất, Apple cho biết sẽ cung cấp thêm thông tin minh bạch về lý do loại bỏ các ứng dụng trên App Store của mình.
Không những vậy, Apple còn kêu gọi các nhà phát triển tuân thủ Quy định hành chính về AI tạo sinh cho Dịch vụ Thông tin internet, có hiệu lực vào tháng 1, bao gồm cả việc đảm bảo giấy phép từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT).
Động thái của Apple diễn ra trong bối cảnh sự nhiệt tình đối với AI tạo sinh vẫn còn cao ở Trung Quốc, khiến chính quyền Bắc Kinh phải tìm cách tăng cường giám sát lĩnh vực này.
Tháng trước, Trung Quốc đã ban hành quy định sớm nhất và chi tiết nhất thế giới về các mô hình AI tổng quát, do nhiều cơ quan quản lý Trung Quốc cùng soạn thảo, trong đó có Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) và MIIT.
Quy định dự kiến có hiệu lực vào tuần tới của chính quyền Bắc Kinh nhắm vào tất cả các dịch vụ liên quan nội dung AI tổng quát, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Quy định này yêu cầu các công ty đang cung cấp sản phẩm cho công chúng phải quảng bá nội dung lành mạnh và “tuân thủ các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi”, đồng thời không tạo ra thông tin sai lệch hoặc bất kỳ nội dung nào gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Theo các quy định mới này, nhiều nhà cung cấp cũng sẽ cần vượt qua đánh giá bảo mật với CAC trước khi phục vụ công chúng. Ngoài ra, các công ty cũng được yêu cầu các công ty tránh mọi sự phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, tín ngưỡng, quốc gia, khu vực, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp và sức khỏe, về mặt thiết kế thuật toán và lựa chọn dữ liệu huấn luyện.
Các công ty Trung Quốc đang chạy đua sản xuất chatbot AI riêng tương tự ChatGPT của công ty khởi nghiệp OpenAI do Microsoft hậu thuẫn.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu tập trung vào AI Zhidongxi, 22 công ty khởi nghiệp AI ở Trung Quốc đã nhận được tài trợ trong nửa đầu năm nay. Đây là con số lớn nhất về đầu tư AI trên thế giới, tuy nhiên, trên thực tế, các công ty khởi nghiệp của Mỹ được tài trợ nhiều hơn hẳn so với các đồng nghiệp tại Trung Quốc.
Hiện, chưa có công ty nào tại Trung Quốc nào triển khai dịch vụ trên quy mô lớn, phục vụ công chúng theo kiểu ChatGPT. Một số nỗ lực đáng chú ý từ các hãng công nghệ lớn Trung Quốc có thể kể đến Ernie Bot của Baidu, Tongyi Qianwen của Alibaba vẫn chỉ đang ở chế độ thử nghiệm và hướng đến khách hàng doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm