Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: ASEAN là một thống nhất trong đa dạng và 5 nước Mekong cũng vậy.
Phát biểu tại phiên tầm nhìn mới về khu vực Mekong trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018) diễn ra chiều tối nay (12/9), Thủ tướng cho rằng, mặc dù có sự khác nhau về xuất phát điểm và lịch sử tuy nhiên tầm nhìn chung của 5 nước Mekong là hòa bình, ổn định, hội nhập.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Nhìn lại 25 năm kết nối các nước khu vực sông Mekong, chúng ta đang sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của nền kinh tế kỹ thuật số và kỷ nguyên này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, điều này cũng không làm thay đổi tầm nhìn chung của 5 nước Mekong”.
Mặt khác, theo Thủ tướng, có chăng sẽ thay đổi 1 số phương thức hoặc động lực trong phát triển của ASEAN. Trong đó, có thể kể đến việc phát triển chế độ kết nối số viễn thông 3 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia. Việc kết nối giúp mỗi nước sẽ năng động và bao trùm hơn.
Đồng tình với quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết: “Mặc dù, ASEAN có những điều kiện và trình độ phát triển khác nhau, tuy nhiên, 5 quốc gia này đều có một sản phẩm chung”.
Có nhiều ý kiến cho rằng, chính việc có những sản phẩm chung và điều kiện phát triển chung có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, Thủ tướng Hunsen khẳng định: “Sản phẩm chung đó không khiến các Quốc gia cạnh tranh mà bổ trợ lẫn nhau”.
Cụ thể, 5 quốc gia Mê-Kong đều thế mạnh về nguồn nước và nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành gạo phát triển. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu gạo của Myanmar, Thái Lan, và Việt Nam đều có được vị trí riêng trên thị trường quốc tế, với chất lượng khác nhau và người tiêu dùng khác nhau. Chính vì vậy, không nên lo lắng về việc cạnh tranh.
Được biết, ACMEK đã thiết lập 1 khối các quốc gia xuất khẩu gạo. Khối này đã tồn tại 15 năm, bao gồm các quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Nếu thiết lập được 1 khối các quốc gia xuất khẩu gạo trong ASEAN sẽ góp phần hỗ trợ nhau, để nông nghiệp là lĩnh vực xương sống của ASEAN.
Bà Aung San Suu Kyi - Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar cho biết: “5 nước MeKong không những có thể hợp tác về kinh tế, thương mại mà có thể biến khu vực của chúng ta thành mô hình bổ trợ lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau”.
Có thể bạn quan tâm
16:04, 12/09/2018
12:10, 12/09/2018
12:06, 12/09/2018
Ngoài ra, bà Aung San Suu Kyi cũng thẳng thắn cho rằng: “Hơn cả nữa, 5 nước Mekong có thể biến thành khu vực cạnh tranh lành mạnh để cùng vươn lên. Ngoài ra, Mekong vẫn còn sự khác biệt trong sự phát triển của khu vực ASEAN, như Myanmar và Lào chưa phát triển bằng Thái Lan. Song chúng ta ko cần lo lắng về cạnh tranh, như lúa gạo cạnh tranh bị thổi phồng quá đáng”.
Đồng tình với tất cả những ý kiến nêu trên, và đề xuất giải pháp về phát triển trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết: “Để hợp tác hòa bình, bền vững trong thời gian tới, theo chúng tôi nước là yếu tố cốt yếu của cuộc sống, huyết mạch của 5 nước”.
Theo đó, Phó Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cũng cho rằng: “Dòng Mekong sẽ đem lại môi trường tươi đẹp, tài nguyên phong phú cho cuộc sống, khuyến khich mọi người xây dựng cuộc sống bền vững hơn. Cần hợp tác để xây dựng các nguồn lực, tài nguyên một cách bền vững. Bên cạnh đó, chúng ta cần khai thác và bảo vệ môi trường bền vững cũng như có môi trường kinh doanh tốt, hấp dẫn với các đối tác bên ngoài".
Thêm nữa Phó Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cũng đề xuất một số lĩnh vực mới như logistic, giao thông, năng lượng; hợp tác song phương, PPP cũng cần nghiên cứu và áp dụng.