Bắc Giang: Kịch bản nào cho việc xuất khẩu vải thiều?

Diendandoanhnghiep.vn Dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu vải thiều của Bắc Giang.

Theo Sở Công thương Bắc Giang, do xảy ra dịch bệnh, ngay trong tháng 4/2020, tỉnh đã xây dựng 3 kịch bản xuất khẩu vải thiều. Theo đó, kịch bản thuận lợi nhất là xuất khẩu sang tất cả các thị trường, cả thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai là tuy khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba là không xuất khẩu được và nếu kịch bản này xảy ra thì tỉnh sẽ tập trung tiêu thụ trong nước. Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, nếu làm tốt thị trường trong nước thì việc tiêu thụ vải không có vấn đề gì.

Hiện tại, Bắc Giang vẫn triển khai cả 3 kịch bản xuất khẩu vải và nỗ lực tìm thêm đầu ra cho quả vải.

Sở Công Thương Bắc Giang cho biết thêm, các tập đoàn Aoen, Central Group, Mega Market, Big C đã cử đại diện thu mua làm việc với một số doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang chuẩn bị sản lượng, vùng nguyên liệu… tiến tới ký kết hợp đồng tiêu thụ.

Trước mắt, các đơn vị này sẽ mua vải thiều để xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Singapore, Mỹ và các nước EU. Ngoài ra, đã có 28 tập đoàn phân phối, 6 chợ đầu mối, 31 doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua vải thiều trong và ngoài tỉnh đăng ký tiêu thụ vải thiều. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (tỉnh Bến Tre) ký hợp đồng bao tiêu hơn 100 tấn vải thiều.

Vụ vải thiều năm nay của Bắc Giang được đánh giá sẽ cho sản lượng lớn nhất nhiều năm qua

Vụ vải thiều năm nay của Bắc Giang được đánh giá sẽ cho sản lượng lớn nhất nhiều năm qua

Bên cạnh đó, Sở Công Thương và Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại trên phạm vi toàn quốc và 2 điểm cầu tại Trung Quốc nhằm thông tin kịp thời về tình hình sản xuất và  xúc tiến tiêu thụ vải thiều.

Cùng theo Sở Công thương Bắc Ging, tính đến ngày 18/5, có 250 thương nhân người Trung Quốc đăng ký đến Lục Ngạn thu mua vải thiều. Theo đó, tỉnh yêu cầu thương nhân Trung Quốc phải có giấy chứng nhận âm tính với COVID-19 trong vòng 3 ngày gần nhất do cơ quan y tế có thẩm quyền tại Trung Quốc xác nhận. Đồng thời, họ sẽ phải tuân thủ cách ly 14 ngày theo đúng quy định về phòng, chống dịch.

UBND tỉnh đã giao UBND huyện Lục Ngạn phối hợp với Sở Y tế thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Hiện huyện Lục Ngạn đã bố trí 20 nhà nghỉ phục vụ cách ly. Khi thương nhân Trung Quốc có lịch nhập cảnh vào Việt Nam, UBND huyện sẽ đưa phương tiện cùng cán bộ y tế, công an đón trực tiếp tại cửa khẩu và đưa về địa phương.

Gỡ khó sang thị trường Nhật

Năm 2020 là năm đầu tiên Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu vải thiều của Việt Nam (Bắc Giang, Hải Dương) theo con đường chính ngạch. Đây đúng là một tin vui với chúng ta, bởi Nhật Bản không chỉ là một thị trường lớn mà còn đặc biệt nghiêm ngặt, khắt khe với các tiêu chí về nhập khẩu nông sản.

Việc quốc gia này chấp thuận cho thấy, chất lượng vải thiều của chúng ta là như thế nào. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19 nên việc xuất khẩu đang gặp một số trở ngại.

Theo đó, cuối tháng 4/2020, phía Nhật Bản có Công hàm gửi Bộ Công Thương thông báo do ảnh hưởng dịch COVID-19, họ không thể cử chuyên gia trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý, khử trùng quả vải tươi. Vì vậy, việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản sẽ không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020.

Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét các giải pháp khác thay cho việc cử chuyên gia sang Việt Nam bằng cách tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện trong thời gian trước mắt hoặc phối hợp với Bộ NN&PTNT Việt Nam thực hiện các biện pháp kiểm tra từ xa (kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thông qua truyền hình trực tiếp các cơ sở khử trùng).

Được biết, ngày 14/5, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã họp trực tuyến với các đối tác liên quan của Nhật Bản để bàn việc hoàn thiện tất cả các thủ tục cho xuất khẩu quả vải tươi Việt Nam sang Nhật Bản. Việc kiểm tra, kiểm soát quả vải, phía Nhật Bản có thể ủy quyền cho phía Việt Nam thực hiện cùng với sự giám sát của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Hy vọng rằng, mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi và những vườn vải đang vào vụ đỏ rực tại Bắc Giang sẽ có dịp chinh phục thị trường khó tính bậc nhất thế giới Nhật Bản.

Năm 2020, tỉnh Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 ha, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trong đó vải đầu mùa 6.000 ha, sản lượng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng ước đạt 115.000 tấn.

Hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang có 15.000 ha vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, chiếm 53% tổng diện tích toàn tỉnh, sản lượng ước đạt 110.000 tấn, chiếm gần 69% tổng sản lượng. Quả vải chứng nhận Global GAP với 80 ha, sản lượng  ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp.

Trong đó, Nhật Bản đã chấp thuận 19 mã số vùng trồng với diện tích 103 ha thuộc các xã như Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp (Lục Ngạn), Phúc Hòa (Tân Yên) của 107 hộ dân.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang: Kịch bản nào cho việc xuất khẩu vải thiều? tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713492053 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713492053 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10