Bài học tiếp thị từ hãng nước lọc “ngầu nhất thế giới”

QUÂN BẢO 31/07/2024 01:00

Liquid Death được gọi là hãng nước lọc ngầu nhất thế giới. Một sản phẩm nước lọc nhưng lại ngầu như bia. Không chỉ bao bì, mà phương châm tiếp thị của họ cũng ngầu và độc đáo không kém.

>>Cái máy tiếp thị cho cái máy

Liquid Death được gọi là hãng nước lọc ngầu nhất thế giới

Liquid Death được gọi là hãng nước lọc "ngầu nhất thế giới"

Liquid Death là cái tên rất mới trong làng đồ uống, thế nhưng điều này không ngăn họ đạt được thành công khiến nhiều bên trầm trồ. Thành lập cách đây 5 năm, rồi đến đầu năm 2024 họ đã nâng được định giá của mình lên 1,4 tỷ USD, gấp đôi mức 700 triệu USD năm 2022. Doanh thu toàn cầu đạt 263 triệu USD, có mặt tại 113.000 cửa hàng trên khắp nước Mỹ và Vương Quốc Anh. Với mức tăng trưởng “ba chữ số” trong năm thứ ba liên tiếp, Liquid Death trở thành thương hiệu nước suối và trà đá phát triển nhanh nhất năm.

Có được thành công này một phần là nhờ chiến lược tiếp thị rất ngầu và độc đáo của họ.

Yếu tố ngầu xuất hiện trong gần như mọi nhận yếu tố nhận diện thương hiệu. Tên thương hiệu, Liquid Death - cái chết lỏng, ngầu! Khẩu hiệu “Murdering your thirst” - hạ sát cơn sát, ngầu! Và thiết kế bao bì lon nước Liquid Death cũng ngầu chẳng kém.

Điểm độc đáo trong chiến lược tiếp thị của họ nằm ở độ thành thật. Nói là độc đáo, vì nếu những thương hiệu nước đóng chai đóng lon khác thường xuyên tiếp thị những yếu tố như độ tinh khiết, độ dinh dưỡng, độ giải khát, v.v. thì Liquid Death khẳng định rằng “chúng tôi thực sự chỉ là nước uống”. Thế nhưng sự chân thực này đã khiến họ khác biệt, nổi bật, đánh bại chiêu quảng cáo thổi phồng của những thương hiệu khác.

Ngoài ra, vì ra đời với cảm hứng “ngầu như bia”, vậy nên các chiêu trò, nội dung quảng cáo của Liquid Death cũng giống hệt các hãng bán bia nhưng dưới một góc nhìn hài hước hơn.

Những quảng cáo này giúp Liquid Death trở nên nổi tiếng với lượng người theo dõi khổng lồ trên mạng xã hội. Hiện nay kênh TikTok và Instagram của họ có đến 7,9 triệu người theo dõi. Liquid Death thu về hàng trăm nghìn lượt xem từ các video trên TikTok, trong đó có một video nhận được gần 23 triệu lượt xem. Với Liquid Death, những hoạt động tiếp thị ấy là một trong những công cụ chủ đạo giúp tăng trưởng doanh số.

Cách thức làm tiếp thị của họ cũng đem đến một vài bài học thú vị mà các thương hiệu có thể tham khảo

Bài học 1: Đừng nghĩ khách hàng không biết suy nghĩ

Tại Liquid Death, có một sự thật rằng họ không dùng từ “khách hàng” - “customer”. Thay vì nói là “sự thật ngầm hiểu về khách hàng” (customer insight), họ gọi đó là “sự thật ngầm hiểu về con người” (human insight).

Tại sao lại là con người. Theo lý giải của Greg Fass, phó chủ tịch tiếp thị Liquid Death, con người không phải là “người tiêu dùng mất não” với nhiệm vụ chính là tiêu thụ sản phẩm. Thay vào đó, Liquid Death xem họ là “con người”, là những người thông minh và có khiếu hài hước riêng.

Với phương châm này, họ đã rất rõ ràng trong cách tiếp thị của mình, khẳng định Liquid Death chỉ là đồ uống, chứ không quảng cáo quá nhiều về những yếu tố khác. Bởi họ biết rằng khách hàng dư sức hiểu được nước uống đóng chai có gì và để làm gì.

Liquid Death là cái tên rất mới trong làng đồ uống

Liquid Death là cái tên rất mới trong làng đồ uống

Bài học 2: Muốn người khác mua hàng, thương hiệu phải khiến họ vui vẻ

Fass đùa rằng đội ngũ tiếp thị của anh trông giống biên kịch của show hài kịch Saturday Night Live hơn là một phòng tiếp thị thực thụ. Thế nhưng điều này không làm Fass phiền lòng, bởi mục tiêu của Liquid Death là cho ra đời những nội dung hài hước không kém các chương trình giải trí.

Theo Fass, đây là điều bắt buộc phải làm nếu muốn tiếp cận khách hàng, bởi người ta lên mạng trước hết là để giải trí, chứ không phải mua sắm. Muốn lôi kéo họ mua hàng, phải khiến họ vui trước đã.

Dĩ nhiên, tạo nội dung hài hước cho một thương hiệu nước lọc trà đá như Liquid Death không dễ. Thế nhưng Liquid Death vẫn làm được, vì sản phẩm của họ không chỉ là những loại đồ uống lành mạnh, mà đó còn là những thứ vui tươi và hoành tráng, giống tinh thần mà họ muốn đem đến cho khách hàng.

Bài học 3: Đừng phí thời gian với những thứ nhàm chán

Fass không đi theo con đường “phải đăng tải nội dung thường xuyên”, vì anh tin rằng cứ ám ảnh về số lượng sẽ khiến chất lượng nội dung bị giảm. Anh tin tưởng điều này đến mức đội phụ trách mạng xã hội của Liquid Death có thể không đăng bất kỳ thứ gì trong hai tuần nếu họ thấy không có nội dung đáng giá.

Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bỏ bê mạng xã hội. Ngược lại, Fass luôn phản đối việc làm mạng xã hội cho có, hoặc đẩy cho thực tập sinh làm. Thay vào đó, anh khẳng định phải dùng những bộ óc hàng đầu để sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Vì tại Liquid Death, mạng xã hội là ưu tiên hàng đầu của thương hiệu lẫn đội ngũ sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm

  • Tiếp thị phục kích trong Olympic

    Tiếp thị phục kích trong Olympic

    00:00, 25/07/2024

  • Sàn đấu tiếp thị khổng lồ cho các thương hiệu toàn cầu

    Sàn đấu tiếp thị khổng lồ cho các thương hiệu toàn cầu

    01:00, 24/07/2024

  • Domino’s Pizza thay đổi cuộc chơi tiếp thị như thế nào?

    Domino’s Pizza thay đổi cuộc chơi tiếp thị như thế nào?

    02:00, 20/07/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bài học tiếp thị từ hãng nước lọc “ngầu nhất thế giới”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO