Vì đâu năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam ở mức trung bình?

Diendandoanhnghiep.vn Năng lực cạnh tranh Du lịch Việt Nam hơn một thập kỷ qua vẫn chưa tăng trưởng tương xứng với tiềm năng, học tập kinh nghiệm từ nước bạn cũng là việc cần thiết.

>>Sơn La - tâm điểm của cung đường du lịch Tây Bắc

Trong 15 năm qua, mặc dù tiềm năng đa dạng và tăng trưởng đáng kể, song du lịch Việt Nam chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng. Trong 17 chỉ số trụ cột Việt Nam có 13 chỉ số được xếp vào nhóm từ trung bình cao cho đến nhóm dẫn đầu thế giới. Vậy nguyên nhân nào làm cho Du lịch Việt Nam vẫn nằm trong các nước xếp hạng trung bình nhiều năm liền không vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trong khu vực?

Du lịch Việt Nam chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng

Du lịch Việt Nam chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng (Ảnh: Vũ Lâm)

Việc học tập kinh nghiệm quốc tế có ý nghĩa và cần thiết đối với Việt Nam. Từ kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại một số quốc gia hàng đầu thế giới và lục địa châu Á như Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc và Thái Lan sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho du lịch Việt Nam.

Kinh nghiệm quốc tế về làm du lịch

Về kinh nghiệm làm du lịch của Nhật Bản, năm 2021, Nhật Bản đứng đầu thế giới về chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu. Nhật Bản đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng và hấp dẫn trên thế giới từ những năm 1960. Phát triển thương hiệu điểm đến du lịch và quảng bá đặc sản địa phương là một trong những nội dung nổi bật của du lịch Nhật Bản. Nhật Bản đã sớm thực hiện tầm nhìn chiến lược về kế hoạch phát triển đặc sản địa phương trên khắp toàn quốc, chia thành 9 vùng, mỗi sản phẩm nổi tiếng tại mỗi vùng sẽ như một chỉ dẫn địa lý về vùng với đặc điểm địa lý dân cư, lịch sử khác nhau. Một trong những giải pháp quan trọng là tạo sự liên kết với các vùng khác thông qua sự hợp tác của các Trung tâm xúc tiến thương mại nhằm gắn kết nơi sản xuất và nơi tiêu thụ.

Chính phủ Nhật Bản đã trao quyền cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch, là trách nhiệm chung của mọi người. Đồng thời, ứng dụng internet marketing trong quảng bá du lịch và thương hiệu hóa các di tích lịch sử, điểm đến du lịch thu hút khách địa phương…

Nhật Bản

Nhật Bản đã trao quyền cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch (Ảnh: Rose Nguyễn)

Về kinh nghiệm làm du lịch của Pháp, năng lực cạnh tranh du lịch luôn đứng top đầu các nước có chỉ số cao, năm 2019 xếp hạng thứ 2 và năm 2021 xếp thứ 4 trên thế giới. Dù nhiều tài nguyên du lịch nhưng Pháp quan tâm đến các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu bằng các biện pháp thận trọng, xem xét toàn diện liên quan đến cấp phép quy hoạch về cơ sở hạ tầng, chuẩn hóa mạng lưới vận chuyển hành khách xuyên Châu Âu, tăng cường kết nối liên đô thị đặc biệt là đường sắt; Khuyến khích các doanh nghiệp trong khu vực và các chuyên gia trong ngành du lịch cung cấp các tour đi bộ và xe đạp cho khách du lịch; Phát triển du lịch bền vững ở các bộ phận và vùng lãnh thổ ở nước ngoài với trọng tâm là du lịch sinh thái và du lịch nội địa.

Các dữ liệu về ngành du lịch Pháp đều được bộ chủ quản thu thập đầy đủ và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để ai cũng có thể dễ dàng tham khảo.

Pháp ưu tiên

Ngành du lịch Pháp ưu tiên cung cấp các tour đi bộ và xe đạp cho khách du lịch (Ảnh: Quy Đinh)

Về cách làm Du lịch của Trung Quốc, Chính phủ giữ vai trò trụ cột trong việc dẫn dắt phát triển du lịch thông qua ban hành nhiều chính sách với định hướng thúc đẩy thu hút khách quốc tế. Đồng thời vừa khuyến khích du lịch nội địa phát triển vừa đưa khách du lịch ra nước ngoài. Cũng như Pháp, Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đặc thù. Thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững thông qua xây dựng quy hoạch tổng thể về du lịch, quản lý và định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo chủ đề hằng năm, phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương.

>>Quảng Trị: Xúc tiến du lịch khai phá những tiềm năng

Nhìn từ Du lịch Thái Lan, một quốc gia có du lịch phát triển rất mạnh ở châu Á, điểm đến du lịch chất lượng với khả năng cạnh tranh cao về các dịch vụ tiêu chuẩn và giá trị gia tăng. Thái Lan đã tận dụng tối đa tiềm lực trong việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông hướng tới phát triển du lịch mang tầm quốc tế ưu tiên tiếng Anh trong các thông tin du lịch và người dân sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Thái Lan cũng chú trọng quảng bá thường xuyên hình ảnh đất nước thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế dựa trên sự khai thác các giá trị độc đáo của sản phẩm du lịch. Khai thác triệt để mô hình kinh tế ban đêm gắn với đặc trưng về văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đã khiến cho Thái Lan trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế nhiều nhất trong khu vực.

Thái Lan

Thái Lan chú trọng quảng bá thường xuyên hình ảnh đất nước thông qua các phương tiện truyền thông quốc tế

Hưởng lợi từ nguồn thu khổng lồ này, Thái Lan luôn nâng cao chất lượng, môi trường bảo tồn cảnh quan thiên nhiên văn hóa và truyền thống, đảm bảo an toàn an ninh, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trọng điểm bằng các thiết bị hiện đại. Hệ thống thông tin ở Thái Lan có sự liên kết có mạng lưới viễn thông toàn cầu tại các thành phố chính…

Bứt phá cho du lịch Việt Nam

Nhìn từ kinh nghiệm làm du lịch của các nước, để du lịch Việt Nam bứt phá và cải thiện chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch cần một số giải pháp thiết thực. Cụ thể:

Thứ nhất, Việt Nam cần tập trung vào sản phẩm mang giá trị tài nguyên du lịch đặc thù, sản phẩm có giá trị độc đáo của Quốc gia, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của du khách. Theo đó, tập trung đầu tư tôn tạo, bảo tồn và khai thác có hiệu quả, tạo sự khác biệt và hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến quảng bá trên nền tảng công nghệ số.

Tập trung

Tập trung sản phẩm du lịch có giá trị độc đáo của Quốc gia như loại du lịch hang động tại Hung Thoòng

Thứ hai, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội đối với phát triển du lịch bền vững. Chú trọng văn minh trong kinh doanh và nâng cao ý thức của người dân địa phương tại các điểm đến du lịch. Cần có các biện pháp, cơ chế hỗ trợ hiệu quả trong thu hút đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên. Khuyến khích phát triển mô hình du lịch thân thiện với môi trường.

Thứ ba, kết hợp nhà nước và tư nhân trong triển khai các chính sách về du lịch. Ưu tiên bố trí vốn cho công tác xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực và quảng bá xúc tiến du lịch. Tận dụng nguồn tài chính từ những lĩnh vực tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, nâng cao khả năng kết nối giao thông với các khu, điểm du lịch. Kiểm soát chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông cho du khách.

Thứ tư, phát triển du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa và tài nguyên du lịch mang tính đặc trưng. Với hệ thống chỉ số các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, hệ thống các lễ hội, làng nghề truyền thống, ẩm thực vùng miền đặc sắc,… đây là nguồn lực quan trọng tạo thế mạnh và sự phát triển khác biệt cho sản phẩm du lịch. Đa dạng hóa hệ thống sản phẩm du lịch, gia tăng giá trị cho các sản phẩm du lịch và phát triển thương hiệu du lịch độc đáo… từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì đâu năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam ở mức trung bình? tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714713158 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714713158 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10