Bài học từ vụ Wolfoo: Doanh nghiệp chủ động bảo vệ bản quyền số ngay từ khi khởi nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo rất cần chú trọng việc bảo vệ nhãn hiệu, không chỉ tại Việt Nam mà cả các thị trường nước ngoài, ngay từ khi khởi nghiệp.

Đó là chia sẻ của ông Trần Lê Hồng- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.

Hoạt động thu âm cho các tập phim Wolfoo được thực hiện tại studio của Sconnect.

Hoạt động thu âm cho các tập phim Wolfoo được thực hiện tại studio của Sconnect.

Nền kinh tế Internet mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt sáng tạo ra những nội dung có giá trị, nằm trong top đầu của thế giới, như các sản phẩm GameFi, game blockchain hay các sản phẩm giải trí như: Phim hoạt hình, âm nhạc, nội dung giải trí phát hành trên các nền tảng trực tuyến.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển các doanh nghiệp tham gia trong nền kinh tế Internet đang gặp phải những thách thức lớn. Mặc dù hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ khá đầy đủ như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh, Luật An ninh mạng, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế, hội nhập sâu rộng song thực tế trên Internet thì rất khó áp dụng các chính sách này cho các chủ thể ở nước ngoài. Cụ thể, thiếu các công cụ hữu hiệu để chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp Việt trên không gian mạng.

Chia sẻ về những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trên môi trường số, ông Tạ Mạnh Hoàng - CEO Sconnect - cho biết, dù Việt Nam đã có hành lang pháp lý nhưng thực tế trên nền tảng Internet thì rất khó áp dụng cho các nền tảng xuyên biên giới. Vẫn còn thiếu các công cụ hữu hiệu để chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp Việt trên không gian mạng.

Ông Hoàng cho rằng, việc áp dụng quy định pháp luật hiện hành với chủ thể nước ngoài còn có nhiều hạn chế dẫn đến những thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong nước. Đó là chưa kể những rủi ro khi đối mặt với các cuộc tấn công trên không gian mạng hay tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong vận hành.

Nêu dẫn chứng ở chính doanh nghiệp của mình, ông Hoàng cho biết Sconnect đang phải đối mặt nhiều vấn đề khi đối thủ (Entertainment One UK Limited) lợi dụng chính sách của các nền tảng xuyên biên giới để cạnh tranh không lành mạnh trong vụ việc “Sói Wolfoo” và "Heo Peppa Pig”. Đến nay, các hoạt động của Sconnect đang bị gián đoạn khi phải dồn nguồn lực triển khai các hoạt động pháp lý và không thể kinh doanh với các đối tác.

Trước tình trạng này, ông Tạ Mạnh Hoàng bày tỏ mong muốn cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện sớm quy định của pháp luật, cơ chế áp dụng pháp luật phù hợp với nền kinh tế số và áp dụng với cả các chủ thể nước ngoài, hướng dẫn và có định hướng các doanh nghiệp số phát triển theo chủ trương định hướng kinh tế số của Chính phủ. Cùng với đó, ông Hoàng mong muốn cơ quan quản lý tăng cường hợp tác quốc tế, ký kết những hiệp ước tương trợ pháp lý với các quốc gia khác nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của các quy định pháp luật Việt Nam cũng có giá trị toàn cầu.

Ông Võ Thanh Hải - CEO Viettel Media - bày tỏ đồng tình, cho rằng việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam là một bài toán tương đối nhức nhối. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới, startup, nguồn lực thực hiện chưa có, trong khi kinh phí lớn, nếu không có sự chung tay của cơ quan quản lý sẽ rất khó. Các vi phạm truyền thống như website lậu không thể quản lý được. Trang web này đóng, nội dung sẽ được đưa lên trang khác.

“Về mặt giải pháp, tôi nghĩ không phải khó. Ngoài việc phát hiện thủ công, chúng ta có giải pháp phát hiện bằng máy rất nhanh. Song, việc chặn domain, website lậu chưa có cơ chế thật chặt chẽ và nhanh chóng, hiệu quả để thực thi được. Nếu chặn được những đối tượng này một cách hiệu quả, môi trường về mặt kinh doanh tại Việt Nam sẽ được cải thiện rất nhiều, giúp cho nền kinh tế nói chung. Khi chúng ta thực thi được triệt để các công ước quốc tế, môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ cải thiện nhiều” – ông Hải nói.

Doanh nghiệp cần bảo vệ quyền của mình ngay từ khi khởi nghiệp

Nói về vấn đề hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp bị tranh chấp trên mạng, ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - cho biết, hiện vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các doanh nghiệp. Sự quan tâm, nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp cần thay đổi căn bản nếu không sẽ không giải quyết được các vụ việc.

Quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề phức tạp, có chuyên môn sâu, nếu không có sự trợ giúp về chuyên môn đúng thì việc giải quyết vụ việc là không thể có do đó các doanh nghiệp cần tiếp cận một cách rõ ràng, chuyên nghiệp, các cơ quan Nhà nước đã nỗ lực xây dựng và phát triển môi trường lành mạnh về sở hữu trí tuệ nên các doanh nghiệp cần phải chung tay. Việc hưởng ứng của doanh nghiệp thực sự đang là vấn đề lớn.

"Các doanh nghiệp nếu có tài sản có giá trị thì phải tìm mọi cách bảo vệ nhưng với tài sản trí tuệ thì vẫn chưa tìm cách bảo vệ các tài sản đó. Câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp cần đặt câu hỏi rằng mình đã đầu tư đã làm những gì để bảo vệ các tài sản đó, các doanh nghiệp đã có người chịu trách nhiệm làm các vấn đề này hay chưa bởi chúng tôi đang đơn độc trong vấn đề này do các doanh nghiệp chưa có các hành động cụ thể. Chúng tôi mong muốn thời gian tới cần thay đổi nhận thức này" - ông Hồng nói.

Trở lại với vụ việc cụ thể của Sconnect, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng trong bối cảnh kinh doanh xuyên quốc gia, phải xác định việc đăng ký ra nước ngoài là vô cùng quan trọng trong việc xây kinh doanh và cần có chiến lược để bảo vệ nhãn hiệu của mình tại các thị trường đó. Khởi nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo cần chú trọng đến vấn đề trong việc bảo vệ mình. Các doanh nghiệp starup có nguồn lực hạn chế nhưng nếu không tính đến các yếu tố cạnh tranh nhất là về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu thì chỉ cần 1 vụ việc về pháp lý cũng có thể khiến doanh nghiệp mất hoàn toàn khả năng hoạt động.

Sconnect thiệt hại hơn 1 triệu USD do bị cạnh tranh không lành mạnh

Đại diện của Sconnect cho biết, những hành vi xâm phạm quyền tác giả, cạnh tranh không lành mạnh đối với bộ phim hoạt hình và bộ nhân vật Wolfoo (do Sconnect sở hữu) mà EO (Entertainment One) thực hiện đã gây thiệt hại trực tiếp khoảng hơn 1 triệu USD cho doanh nghiệp...

Sconnect cho biết, những thiệt hại này được tính dựa trên 2 cơ sở: Các video bị xóa chính là một nguồn thu của doanh nghiệp bởi trên mỗi video đó sẽ được gắn quảng cáo và sẽ được YouTube trả tiền; và nếu 1 kênh bị nhận 3 cảnh báo vi phạm thì sẽ không được upload các video mới. Tính trung bình mỗi ngày, một kênh có thể up khoảng 1 video. Nếu 1 kênh bị dừng upload thì khả năng tìm kiếm doanh thu trên các video mới sẽ bị ngăn chặn ngay từ đầu.

Theo Sconnect, tính đến nay, đã có hơn 1.300 video bị YouTube gỡ bỏ với lý do Wolfoo là sản phẩm làm lại của Peppa Pig trong khi Wolfoo đã có các giấy chứng nhận về bản quyền hình ảnh nhân vật, bản quyền kịch bản, bản quyền phim.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học từ vụ Wolfoo: Doanh nghiệp chủ động bảo vệ bản quyền số ngay từ khi khởi nghiệp tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711658246 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711658246 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10