Hỗ trợ cho Ban Tổ chức tìm ra những dự án xứng đáng nhất, không thể không có sự đồng hành của Ban Giám khảo với các thành viên là những chuyên gia, doanh nhân nhiều kinh nghiệm và sự nhiệt huyết.
Chương trình Phát triển dự án Khởi nghiệp Quốc gia do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thường niên từ năm 2002, cùng sự phối hợp triển khai của nhiều bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
Đến nay, Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình của hàng vạn doanh nhân trẻ, thanh niên, sinh viên trên cả nước. Bước sang năm thứ 21, Chương trình tiếp tục được triển khai trên quy mô toàn quốc, dành cho các bạn doanh nhân trẻ, thanh niên, sinh viên đã khởi nghiệp.
Thông qua chương trình, Ban Tổ chức cũng lựa chọn, tôn vinh và truyền thông cho những tác giả và các dự án khởi nghiệp xuất sắc; tìm kiếm và đề cử dự án khởi nghiệp để tham dự Cuộc thi Cúp Khởi nghiệp Toàn Cầu (EWC 2024)...
Hiện nay, Ban Tổ chức đã lựa chọn được TOP 10 dự án để chuẩn bị bước vào vòng Chung kết. Để hỗ trợ cho Ban Tổ chức tìm ra những dự án xứng đáng nhất, không thể không có sự đồng hành của Ban Giám khảo với các thành viên là những chuyên gia, doanh nhân nhiều kinh nghiệm, kiến thức và sự nhiệt huyết.
Dưới đây là thông tin về những thành viên trong Ban Giám khảo của Chương trình Phát triển Dự án Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023:
Ts. Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (VSMA), Tổng Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST The BizCare Space chia sẻ, tôi trải qua nhiều năm tháng tôi luyện vất vả cả trong nước và ở nước ngoài trước khi có được thành công như ngày hôm nay. Từng trải qua nhiều lần thất bại, thấu hiểu khó khăn và là một trong những người đầu tiên đặt nền móng về khởi nghiệp tại Việt Nam, ông Thắng luôn tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng khởi nghiệp.
Chức vụ ông đang nắm giữ: Chủ tịch Hội hóa chất nông nghiệp TP. Hà Nội; Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam; Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo; Cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; Trưởng làng Công nghệ Nông nghiệp Techfest
Với vai trò là người cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng TS Đàm Quang Thắng chia sẻ, hiện nay, giá trị của người cố vấn được lan tỏa rất rộng. Xu thế rất nhiều các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp những người có nhiều kinh nghiệm đang cống hiến cho cộng đồng xây dựng hệ sinh thái thì đang muốn trở thành các nhà cố vấn để tạo tác động đối với cộng đồng, lan tỏa giá trị của họ, kinh nghiệm của họ cho cộng đồng và thực hiện trách nhiệm xã hội của họ. Và khi họ làm như vậy thì lợi ích của họ được hưởng lại là phát triển ngay cho bản thân và doanh nghiệp của họ
"Vì vậy việc trở thành nhà cố vấn hiện nay đang là xu thế mà số lượng các vụ vẫn tham gia vào hệ sinh thái ngày càng đông chất lượng cũng ngày càng được khẳng định cao hơn", ông Thắng đánh giá.
Ông Trần Trí Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực VSMA, Quản lý Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ SwissEP có kinh nghiệm điều phối các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại các nước vùng Mê Kông – Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam – trong khuôn khổ chương trình Tigers@Mekong. Từ 2004, Ông tham gia triển khai các dự án tư vấn quản trị chiến lược cho các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, tập trung trong đầu tư, lập kế hoạch tài chính, chiến lược toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo.
Theo ông Trần Trí Dũng chia sẻ, Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo Quốc gia là câu chuyện dài hạn của nhiều thập kỉ. Không nên nhìn vào đổi mới sáng tạo như thứ gì đó xuất hiện trong khoảnh khắc bởi trên thực tế, đổi mới sáng tạo là quá trình lao động kỉ luật bền bỉ và kết quả của quá trình ấy mới tạo ra bước ngoặt.
Một điểm nổi bật của các hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo phát triển trên thế giới là được những doanh nhân thành đạt dẫn dắt. Chẳng hạn, sau thành công của Paypal các nhà sáng lập Paypal trở thành những người dẫn dắt hệ sinh thái, người làm ươm tạo tăng tốc khởi nghiệp, người làm cố vấn (mentor), người trở thành nhà đầu tư, người tiếp tục khởi nghiệp.
Ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Kankyo Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI). Hiện Ông Trung đang là cố vấn Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia và là chuyên gia đổi mới sáng tạo theo chương trình hợp tác Phần Lan - Việt Nam (IPP). Ông đã có 10 năm làm việc và học tập tại Toyota.
Nắm vững về Kaizen, HEJUKA, Kanban, QCC (Vòng kiểm soát chất lượng), TPS (Hệ thống sản xuất Toyota), và phương pháp sản xuất Lean. Ông có 12 năm kinh nghiệm kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành chứng khoán. Ông Trung cũng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cố vấn khởi nghiệp, đầu tư các dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp.
Chia sẻ về vấn đề Đại học khởi nghiệp ông Tiến Trung chia sẻ, cần làm rõ mục đích về đào tạo về khởi nghiệp ĐMST trong các trường ĐH theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu là thay đổi một phần tư duy hoặc các định hướng liên quan đến khởi nghiệp ĐMST cho sinh viên. Từ đó, phát triển các ý tưởng khởi nghiệp và hình thành các startup sau các kiểm chứng với thị trường. Nếu mục tiêu cuối cùng phải thành lập được các nhóm khởi nghiệp với sản phẩm dịch vụ có thể sống được trên thị trường thì chỉ đào tạo thôi chưa đủ mà cần xây dựng hệ sinh thái bao gồm các vườn ươm, các chương trình tăng tốc khởi nghiệp, nhà đầu tư, cố vấn… Ngoài giảng viên, cần có sự liên kết doanh nhân vì họ không chỉ giúp các trường trong vấn đề đào tạo thực tiễn mà góc nhìn của họ rất khác. Chắc chắn sẽ có những tư vấn, định hướng tốt cho sinh viên.
Gần đây, chúng tôi thấy nhiều giảng viên đã có sự thay đổi. Họ cởi mở hơn trong việc tiếp cận các kiến thức mới thay vì theo các tư duy cũ. Thêm vào đó, nhiều giảng viên ĐH cũng tự kinh doanh, tham gia tạo ra các mô hình kinh doanh và dùng chính mô hình của họ để chứng minh thực tế cho sinh viên.
Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng phụ trách khu vực miền Trung, Giám đốc điều hành FiNNO Group khẳng định, quan trọng nhất trong quá trình khởi nghiệp là quản lý dòng tiền. Cạn kiệt dòng tiền là một trong những nguyên nhân thất bại hàng đầu trong khởi nghiệp. Cần có một kế hoạch huy động nguồn vốn và sử dụng dòng tiền cụ thể cho ít nhất là 2 năm đầu tiên để vượt qua "thung lũng chết" của hành trình khởi nghiệp. Đây là quãng thời gian mà dòng tiền ra thường cao hơn nhiều so với dòng tiền vào. Ở giai đoạn này, thường các chi phí phát sinh đều nằm ở hạng mục chi phí đầu tư, tức là khấu hao dài hạn hoặc trọn đời (ví dụ như chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu…) chứ không phải là chi phí vận hành. Do vậy, dòng tiền chi ra không thể quay vòng lại phục vụ sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn được.
Điều này yêu cầu phải có kế hoạch duy trì nguồn vốn dài hạn một cách bài bản. Quản trị tài chính là một trong những năng lực cốt lõi cần được trang bị trước của một nhà khởi nghiệp. Vì vậy, người có ý định khởi nghiệp đừng tiếc thời gian và chi phí tham gia một lớp học ngắn hạn về nội dung này. Hằng năm, các doanh nghiệp cần có bản kế hoạch tài khoá tổng thể để vận hành các hoạt động dựa trên nền tảng sự luân chuyển của dòng tiền chi và thu đã được dự báo trước. Có như vậy mới đảm bảo an toàn nguồn vốn duy trì hoạt động kinh doanh.
Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp ông Huỳnh Thanh Vạn cho biết, để khởi nghiệp thành công các bạn trẻ hãy cứ dấn thân để hoàn thành ước mơ, khát vọng của mình. Tuy nhiên, dấn thân ở đây có nghĩa là dám nghĩ, dám làm, chứ không phải là liều lĩnh. Tỷ lệ lên đến 90% doanh nghiệp sống lay lắt hoặc phá sản chỉ sau một năm thành lập nói lên độ khắc nghiệt của thương trường.
Đừng bao giờ nghĩ khởi nghiệp là dễ, muốn thành công cần phải chuẩn bị đủ hành trang, kiến thức và tinh thần “thép” để bắt đầu và sẵn sàng “đương đầu” với những sóng gió trong kinh doanh.
Tôi khuyên các bạn, khi còn ở trên ghế nhà trường thì nên tập trung học cho thật giỏi, tranh thủ trang bị cho mình những kỹ năng về giao tiếp, làm việc nhóm, tham gia nhiều hoạt động phong trào để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống. Tuy nhiên, yếu tố may mắn trong thành công chỉ chiếm 1% và 99% còn lại là sự cố gắng mỗi ngày. Càng trong lúc khó khăn, càng phải mạnh mẽ để vượt qua. Bởi thành công không chỉ ở những con số, kiếm được bao nhiêu tiền mà còn ở khía cạnh đóng góp được gì cho xã hội, ông Vạn chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm