Bản hướng dẫn đặc biệt này của Google đưa ra các số liệu, gợi ý để giúp nhà bán lẻ tận dụng lợi thế từ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Trong lịch sử, có lẽ chưa bao giờ ngành bán lẻ phải chịu ảnh hưởng nặng nề như những đợt bùng phát đại dịch COVID-19 vừa qua. Không còn là bán lẻ tại các cửa hàng truyền thống, giờ đây người tiêu dùng chuyển sang mua sắm online. Theo dữ liệu từ Google, quy mô tìm kiếm các nhà bán lẻ trong quý 4/2020 đã tăng gấp 3 lần so với năm trước.
Để giúp các doanh nghiệp có thể quay trở lại sau những ảnh hưởng này, Google đã ra mắt một bản hướng dẫn đặc biệt, chủ yếu là những thông tin về quá trình chuyển đổi kỹ thuật số mà các đơn vị bán lẻ có thể tận dụng. Và đây là những điểm chính:
Hãy tiếp cận khách hàng khi họ đang lướt web
Nghiên cứu từ Google và Ipsos cho thấy “81% người tiêu dùng được khảo sát trên khắp thế giới cho biết họ tìm ra các thương hiệu mới trong thời kỳ COVID-19”. Đồng thời doanh số trong nhiều lĩnh vực cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng đang cao hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh người tiêu dùng chuyển mạnh sang mua sắm online, điều này có nghĩa các doanh nghiệp cần quảng bá mạnh thương hiệu của mình trên mạng để tận dụng cơ hội được “tìm thấy” trở nên cao hơn.
Kết nối và truyền cảm hứng bằng video
Google cho biết: “YouTube giờ đây không chỉ là một nền tảng giải trí, mà còn là nơi mọi người tìm đến để tìm hiểu, phát trực tuyến, chia sẻ thông tin về mua bán.”
Điều này có lẽ không hề nói quá. Bởi hiện tại các nội dung về ý tưởng du lịch, đánh giá - đập hộp sản phẩm, v.v. đã quá quen thuộc. Đó là còn chưa kể những nội dung được tài trợ từ các gương mặt có tầm ảnh hưởng (KOL hoặc influencer). Vậy nên rất nhiều người đã tìm đến YouTube để tìm kiếm thông tin cho việc mua sắm sản phẩm.
“Khi xem video, khách hàng có thể chuyển đổi từ trạng thái lướt mạng bị động thành mua sắm chủ động nếu họ thấy được một sản phẩm vừa ý”.
Với thông tin này, các thương hiệu có thể làm gì để tiếp cận khán giả mới và truyền cảm hứng mua hàng? Có 2 hành động hữu ích nhất. Một là tự sản xuất các nội dung video. Hai là chạy quảng cáo YouTube trong những video có liên quan để chuyển đổi người xem thành người mua.
Khơi gợi nhu cầu qua Google feed
Một trong những số liệu thú vị nhất trong bản hướng dẫn lần này của Google là có đến 91% người dùng Google cho biết họ sẽ thực hiện hành vi mua sắm hoặc các hành vi liên quan đến sản phẩm ngay khi thấy được sản phẩm trên bảng tin của mình.
Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng Discovery của Google Ads để hiển thị quảng cáo đến người dùng. Đặc biệt lưu ý đến 3 nền tảng Discover, YouTube và Gmail để tiếp cận đến 91% người dùng đang hoạt động.
Tương tác với khách hàng khi họ đang tìm kiếm thông tin
Google cho biết có đến hơn một nửa khách hàng thực hiện hành vi tìm kiếm khi đang ở trong cửa hàng - tức là lúc ý định mua hàng đang ở mức cao nhất. Ngoài ra, các tìm kiếm về “giá cả phải chăng nhất” cũng tăng 60% trong năm qua. Hay nói cách khác, khách hàng tìm kiếm những sản phẩm cân bằng giữa chất lượng và giá cả.
Vậy nên Google khuyến khích các thương hiệu nên chạy quảng cáo kiểu quảng cáo tìm kiếm thích ứng (response search ads). Đây là loại quảng cáo cho phép nhà quảng cáo nhập nhiều loại văn bản mô tả, tiêu đề,... Và máy học của Google Ads sẽ tự động phân phối, hiển thị các nội dung này sao có phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Chạy quảng cáo Google Ads kiểu này có 2 lợi ích. Thứ nhất sản phẩm luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong những khoảnh khắc quan trọng. Thứ hai hệ thống sẽ tự động điều chỉnh quảng cáo để cá nhân hóa thông điệp bán hàng đến từng đối tượng, từ đó giúp tăng khả năng mua hàng.
Có thể bạn quan tâm