Các nhà đầu tư ngoại ngày càng bị thu hút bởi thị trường tiêu dùng đầy hứa hẹn của Việt Nam - một xu hướng mà các nhà đầu tư Nhật Bản đã đón đầu từ sớm.
Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô 180 tỷ USD và dự báo sẽ tăng thêm trong thời gian tới.
>> Triển vọng nào cho thị trường bán lẻ Việt Nam?
Sau thời khắc mở cửa hội nhập, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn phát triển với tốc độ thuộc top đầu thế giới. Trong 2 thập kỷ gần đây, bất chấp các đợt suy thoái, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng bình quân khoảng 25%, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Từ tháng 1/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức được mở cửa hoàn toàn theo cam kết với WTO, cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào ngành bán lẻ. Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản đã đón đầu cơ hội này từ rất sớm, như Aeon đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần số lượng trung tâm thương mại tại Việt Nam vào năm 2025… Ngoài ra, hàng loạt tên tuổi lớn khác, như Lotte, Cresent Mall, Walmart, Uniqlo, AES, Carrefour, Decathlon, Central Group, Coppel, IKEA, LuLu,… đã lần lượt hiện diện tại Việt Nam.
Dân số Việt Nam đã vượt ngưỡng 100 triệu người. Đây là thị trường rất tiềm năng, theo logic suy luận thông thường, nhu cầu tiêu dùng quốc gia là tập hợp cấp số cộng nhu cầu từ những cá nhân, gia đình. Do vậy, dân số càng đông, thì nhu cầu càng lớn.
Xét dưới góc độ kết cấu dân số, theo Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước, chiếm khoảng 52% dân số. Đây là bộ phận có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa mạnh mẽ nhất. Đặc biệt, tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu ở nước ta thuộc nhóm hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương. Đây là tầng lớp dẫn dắt xu hướng tiêu dùng, có khả năng chi trả để trải nghiệm sản phẩm mới. Bằng chứng là nhu cầu về Iphone đời mới tại Việt Nam luôn cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Một động lực vĩ mô khác - không kém phần quan trọng là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất nhanh, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện. Điều này cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam.
Theo dự báo của Bộ Công thương, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ đạt quy mô khoảng 350 tỷ USD vào năm 2025. Do đó, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhưng không phải tất cả những “ông lớn” ngoại quốc đều thành công tại thị trường hấp dẫn này.
Nhà phân phối đồ ăn nhanh Baemin - chiếm 12% thị phần, đã rời khỏi Việt Nam sau 5 năm kinh doanh là sự kiện được giới chuyên gia cũng như cộng đồng mạng quan tâm rộng rãi. Sau tất cả, nguyên nhân lớn nhất là doanh nghiệp này không “bắt nhịp” được văn hóa tiêu dùng của người Việt.
>> Thiso Mall và cuộc chiến bán lẻ Việt Nam
Trước đó, những cái tên sừng sỏ như Auchan (Pháp), Parkson (Malaysia) cũng rút lui khỏi Việt Nam, và Casino Group (Pháp) bán lại BigC cho người Thái cũng cho thấy một thực tế trong bầu không khí kinh tế thị trường đậm đặc tính dân tộc, rằng: không phải nhiều tiền là thắng.
Tại Việt Nam, vào siêu thị Mỹ hay siêu thị Việt bây giờ không còn khác nhau là bao, từ hàng hóa, phong cách trình bày, tiếp thị hay phương pháp quản lý. Thực tế này cho thấy, sau 20 năm, doanh nghiệp Việt đã tiệm cận trình độ buôn bán chuyên nghiệp.
Nhưng sự khác biệt ở chỗ, về mặt cảm quan, doanh nghiệp nội có lợi thế “tinh thần dân tộc”; doanh nhân Việt am hiểu sâu sắc đặc tính con người, thị hiếu tiêu dùng của người Việt. Đây là lý do mà Starbucks, Highlands hay Luking Café vẫn chào thua “phân khúc” quán cà phê hè phố của tiểu thương trong nước.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam vẫn được nắm giữ chủ yếu bởi doanh nghiệp nội địa. Trong phân ngành bán lẻ tại siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi, 6/10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là các doanh nghiệp nội địa, chiếm tới 42% thị phần, trong đó, Wincommerce, Saigon Coop và Bách Hóa Xanh là những “ngôi sao”.
Về chiến lược dài hạn, doanh nghiệp nội nắm ưu thế gần chuỗi cung ứng ngắn và nhỏ, lao động tại chỗ giúp tối giản chi phí đầu vào. Theo nhiều chuyên gia, hệ thống doanh nghiệp phân phối bán lẻ hàng đầu trong nước cần đạt được các mối liên kết đủ mạnh để tạo ra chuỗi cung ứng bán lẻ khép kín từ sản xuất, chế biến, vận chuyển.
Ngoài ra, cần lấy lại niềm tin nơi người tiêu dùng bằng cách quản lý chặt chẽ khâu sản xuất, chế biến; xua tan định kiến “hàng nhập khẩu mặc nhiên tốt hơn hàng nội địa”. Đồng thời sáng tạo phương thức phân phối mới mẻ.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp bắt tay đào tạo nguồn nhân lực ngành bán lẻ Việt Nam
14:39, 29/09/2023
Thị trường tiêu dùng – bán lẻ Việt Nam chứng tỏ sức hấp dẫn hàng đầu khu vực
15:16, 19/05/2022
Bước đi mới của SK Group vào thị trường bán lẻ Việt Nam
04:08, 14/11/2021
Chiến lược kép của IKEA
02:00, 05/10/2022
Bí kíp bán hàng của IKEA
03:08, 06/02/2022
Chiến lược và tham vọng mới của Lotte Shopping
02:30, 22/09/2023
Lotte Group và bước đi đầy tham vọng tại Việt Nam
04:00, 30/07/2023
Lotte tiếp tục “chơi lớn”
09:01, 17/11/2022