Chính phủ sẽ kiểm soát CPI năm 2019 từ 3,3-3,9%; cấp bách với 12 dự án thua lỗ; bức tranh khởi sắc của PCI 2018... là những tin nóng trong tuần từ 25-30/3/2019.
1/ Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính phủ sẽ kiểm soát CPI năm 2019 từ 3,3-3,9%
Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát lạm phát của năm 2019 ở mức từ 3,3-3,9%, vượt yêu cầu của Quốc hội trên tinh thần chủ động theo dõi, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
2/ Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Việc cấp bách với 12 dự án thua lỗ là xử lý hợp đồng EPC
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, các dự án kém hiệu quả ngành công thương gần đây đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức vẫn còn là vấn đề lớn với những dự án này.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
3/ PCI 2018: Cải cách mùa vàng ở địa phương và những chùm quả ngọt của khu vực tư nhân!
Bức tranh khởi sắc của PCI 2018 với điểm trung vị cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, hy vọng về sự cải cách ở địa phương sẽ có mùa vàng và khu vực tư nhân ở Việt Nam sẽ gặt hái những chùm quả ngọt.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
=> Xem chi tiết các bài viết về PCI TẠI ĐÂY.
4/ Nâng tầm vị thế nữ doanh nhân trong cách mạng 4.0
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hiện nay sẽ tác động toàn diện đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
5/ Các nhà đầu tư Đài Loan tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam
Trong những năm tới, các nhà đầu tư của Đài Loan sẽ tiếp tục dốc vốn đầu tư vào Việt Nam và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dệt may...
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
6/ Doanh nghiệp Việt Nam - Canada: Tận dụng cơ hội từ CPTPP
"Doanh nghiệp Việt Nam – Canada đều là những doanh nghiệp uy tín, năng động, tích cực hội nhập quốc tế và mong muốn hợp tác lẫn nhau để thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai bên".
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
7/ Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa dùng đã xuống cấp: Vì sao?
Trả lời về vấn đề này, ông Vũ Hồng Phương - Giám đốc BQL Dự án Đường sắt thừa nhận có một số hạng mục như tấm kính, vị trí khoan liên kết, mái che thang cuốn bị hư hỏng.
Đến thời điểm này - ngày 29/3 tuyến đường sắt này vẫn chưa “chốt” được ngày được đưa vào vận hành.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
8/ Sáp nhập huyện, xã: Băn khoăn chuyện “gộp” 2-3 Chủ tịch về một nơi
Bà Ngô Thanh Hằng - Phó Bí thư TP Hà Nội cho rằng việc sắp xếp tách ra thì dễ nhưng sáp nhập vào là việc rất khó, đòi hỏi phải thống nhất cao trong nhận thức và hành động triển khai thực hiện.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
9/ Doanh nghiệp “kêu” thiếu xăng chỉ là cục bộ
Đó là khẳng định của ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), theo đó, tổng nguồn cung xăng RON 95 "cơ bản đủ, không thiếu".
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
10/ Chính phủ tiếp tục gỡ khó cùng doanh nghiệp
Thủ tướng biết rõ “trên nóng, dưới lạnh”, và đã đưa ra thông điệp rất rõ ràng, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh tới đây sẽ quyết liệt, thực chất hơn.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
11/ Dự án khách sạn 5 sao Hải Dương: Vì sao nhà đầu tư trả lại đất?
Cho rằng dự án không còn khả thi, Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý Hoàng Phúc đã đề nghị trả lại đất dự án khách sạn 5 sao tại Hải Dương.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
12/ Xả bụi gây ô nhiễm bất chấp lệnh cấm
Mặc dù, đã bị UBND huyện Hoành Bồ yêu cầu dừng hoạt động vì hành vi gây ô nhiễm môi trường thế nhưng đến nay Công ty CP Nhiệt điện Thăng Long vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức pháp luật.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
13/ Dự án di dân xã Thắng Lợi – Vân Đồn: 69 hộ dân vẫn lênh đênh chờ lên bờ
Gần 4 năm nay dự án di dân xã Thắng Lợi (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) chưa hoàn thành vì vướng mắc GPMB, 69 hộ dân vẫn lênh đênh khắc khoải với ước mơ không biết bao giờ được lên bờ...
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
14/ VCCI “hiến kế” xây dựng Dự án Luật Đầu tư PPP
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa có văn bản góp ý về Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó nhấn mạnh quan điểm cần công khai, minh bạch thông tin và lấy ý kiến cộng đồng ở dự án PPP.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
15/ Chính sách phát triển thương mại số tại Việt Nam cần cởi mở hơn
Đó là khuyến nghị của TS Konstantin Matthies, Công ty Alphabeta khi nói về khuôn khổ chính sách cho việc phát triển thương mại số tại Việt Nam.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
16/ Kè chống sạt lở Rạch Giồng – sông Kinh Lộ: Vì sao chưa đình chỉ nhà thầu thi công?
Sự cố sạt lở nghiệm trọng tại Kè chống sạt lở Rạch Giồng – sông Kinh Lộ xảy ra ngày 26/12/2018, đã trôi qua hơn 3 tháng nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính và giải pháp khắc phục.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
17/ Triển khai mới 61 thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia trong năm 2019
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Phiên họp lần thứ Tư của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
18/ Bỏ “quên” quyền lợi công nhân khi cổ phần hóa
Nhiều hợp đồng giao khoán trồng tiêu, sầu riêng, bơ không đưa vào danh mục kiểm kê tài sản khi cổ phần Cty TNHH MTV cà phê Gia Lai là nguyên nhân của hàng loạt tranh chấp hậu cổ phần hóa.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
19/ 27 năm mỏi mòn chờ cấp "sổ đỏ" tại TP HCM (Kỳ II): Nhập nhèm dự án treo... dân bị “treo quyền lợi”?
Nhập nhèm dự án treo hay chính quyền thiếu trách nhiệm trong công tác đền bù GPMB khiến hơn 20 năm qua người dân bị “treo quyền lợi”, mặc dù đã có quyết định thu hồi đất của Thủ tướng?
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
20/ 17 kiến nghị của doanh nghiệp bất động sản sẽ được lãnh đạo TP HCM "mổ xẻ" vào tháng 4/2019
Các kiến nghị của doanh nghiệp chủ yếu xoanh quanh chính sách đất đai và hạ tầng giao thông, sẽ được đăng đàn tại cuộc gặp giữa Lãnh đạo TP HCM và doanh nghiệp vào tháng 4/2019.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
21/ Bộ Tài chính “thúc” tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn
Theo Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu lại của các doanh nghiêp nhà nước chậm, chưa đạt được kế hoạch đã đề ra.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
22/ Vì sao Vinachem “trượt chân” ở Lào?
Vấn đề Vinachem sa lầy tại mỏ muối Kali bên Lào có nhiều nguyên nhân. Đơn cử, không đúng thẩm quyền, thăm dò khảo sát, thẩm định quyết định, kiểm tra giám sát… không được làm “đến nơi đến trốn”.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
23/ Người Thái muốn đưa Sabeco trở lại vị thế "rồng vàng"
Sau thương vụ mua lại Sabeco, người Thái đang tìm cách khôi phục lại thương hiệu bia nổi tiếng này.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
24/ “Sóng ngầm” trong doanh nghiệp gia đình
Không ai phủ nhận vai trò của các công ty gia đình đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh công ty gia đình mang lại, cũng có nhiều vấn đề về mô hình này cần phải khắc phục.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
25/ Grab “hé lộ” tham vọng thực sự tại Việt Nam
Grab đã “hé lộ” dần tham vọng thực sự của mình tại Việt Nam không phải là gọi xe mà là tài chính tiêu dùng.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
26/ Bách Hóa Xanh và chiến lược lấy khách hàng từ chợ truyền thống
Theo lãnh đạo Thế Giới Di Động, mục tiêu của Bách Hóa Xanh là lấy khách hàng từ chợ truyền thống thay vì các chuỗi siêu thị hiện đại.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
27/ Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Thị trường bán lẻ không “ngon ăn”
Thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn đang được nhìn nhận như một tiềm năng trong tương lai, vì có dân số đông và tăng dần thì sức mua sẽ theo đấy để phát triển.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
28/ Lãi suất VND- USD thu hẹp sẽ gây áp lực tỷ giá?
Việc lãi suất VND liên ngân hàng liên tục giảm mạnh và hiện chỉ còn cao hơn một chút so với lãi suất USD đã khiến không ít người lo ngại sẽ tạo áp lực lên tỷ giá.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
29/ Cẩn trọng đảo danh mục đầu tư cổ phiếu
Nhà đầu tư (NĐT) cần lưu ý giữa nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh với nhóm cổ phiếu gần như chưa tăng so với đầu năm để đảo danh mục đầu tư, tránh bán tháo cổ phiếu tốt.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
30/ “Cửa hẹp” tín dụng cho doanh nghiệp
Việc tín dụng tăng trưởng thấp trong 2 tháng đầu năm nay cho thấy, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 14% cũng không hề dễ đạt được, cho dù đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 5 năm qua.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
31/ "Bắt mạch" giá vàng ngắn hạn
Giá vàng có thể vẫn tiếp tục tăng trong ngắn hạn, nhưng sẽ khó tránh khỏi áp lực chốt lời. Giá vàng chỉ tăng mạnh mẽ khi vượt qua 1.354USD/oz.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
32/ Siết chặt hoạt động của công ty tài chính
Công ty tài chính sẽ không được cho vay tiền mặt ồ ạt như hiện nay và cũng không được đòi nợ đối với những tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
33/ "Cửa" nào cho ngân hàng quốc doanh tăng vốn?
Tăng vốn đang là yêu cầu bức thiết đối với các NHTM Nhà nước, trước mắt là để tuân thủ Basel II, còn về lâu dài để duy trì vị thế đầu tàu của khối này. Tuy nhiên, mỗi ông lớn lại có khó khăn riêng.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
34/ Sức ép nợ vay với VPI
CTCP Đầu tư Văn Phú- Invest (HoSE: VPI) lại phát hành thêm trái phiếu nhằm huy động vốn, trong khi nợ phải trả đã gần gấp đôi vốn chủ sở hữu. Điều này gia tăng áp lực nợ vay đối với VPI.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
35/ Gần 2.000 ha đất bỏ hoang tại Mê Linh (KỲ III): Hệ luỵ “đón sóng” về Thủ đô
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP Hà Nội kiểm tra và xử lý tình trạng gần 2.000ha đất dự án bỏ hoang trên địa bàn huyện Mê Linh.
Huyện Mê Linh đang tìm mọi biện pháp để khởi động các dự án bỏ hoang
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
36/ Thị trường bất động sản Khánh Hòa: Những gam màu tối
Thị trường bất động sản Khánh Hòa đang trải qua nhiều gam màu khác nhau. Trong đó, gam tối phải kể đến những sự vụ liên quan đến sai phạm và sự bùng nổ tranh chấp tại các dự án chung cư.
Rất nhiều dự án sai phạm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được chỉ rõ trong thời gian gần đây
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
37/ Gần 2.000 ha đất bỏ hoang tại Mê Linh: Doanh nghiệp “sốt ruột”, chính quyền họp khẩn
UBND huyện Mê Linh vừa có công văn yêu cầu các chủ đầu tư dự án đô thị trên địa bàn huyện tham dự cuộc họp kiểm điểm tiến độ và kế hoạch triển khai thực hiện trong 9 tháng cuối năm 2019.
Nhiều dự án quy mô lớn được chấp thuận chủ trương từ gần 10 năm nay nhưng không triển khai
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
38/ Sẽ thanh tra sai phạm đất đai tại nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
Bộ Tài Nguyên và Môi trường sẽ thanh tra việc quản lý sử dụng đất đai thuộc sở hữu nhà nước do các đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp sử dụng.
Bộ TN-MT sẽ thực hiện kiểm tra việc quản lý sử dụng đất tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
39/ Báo cáo vô can: Liệu D. Trump đã an toàn?
"Không thông đồng, không cản trở, một sự miễn trừ trách nhiệm hoàn toàn và đầy đủ. HÃY GIỮ CHO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI NHƯ VẬY" - Trump viết trên Twitter sau báo cáo điều tra của Robert Mueller
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
40/ Câu chuyện Brexit: Khi "đoàn tàu" nước Anh trượt bánh
Cuộc biểu tình chống Brexit được cho là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từng được tổ chức tại Vương quốc Anh.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
41/ Vì sao Mỹ luôn ưu ái Israel?
Sự công nhận của ông Trump về vùng đất “nhạy cảm” Golan thuộc Israel giống như “thêm dầu vào lửa” thổi bùng xung đột vũ trang nơi miền đất đầy đau thương này.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
42/ Kinh tế Đông Nam Á giảm tốc từ năm 2019
Báo cáo Tiêu điểm kinh tế Đông Nam Á mới nhất của ICAEW dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn khu vực sẽ giảm nhẹ xuống 4,8% từ 5,1% do tăng trưởng xuất khẩu giảm.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
43/ Khu, cụm công nghiệp ĐBSCL “vỡ trận” (Kỳ III): Cạnh tranh không ngang sức
Nhiều khu, cụm công nghiệp có lợi thế tương đương nhau nhưng chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư thì chênh lệch nhau “một trời, một vực”, tạo nên sự cạnh tranh không sòng phẳng.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
44/ Doanh nghiệp được lợi gì khi sử dụng hóa đơn điện tử?
Không chỉ tiết kiệm 90% chi phí in ấn, hoa đơn điện tử còn giúp giao dịch diễn ra nhanh chóng, an toàn và bảo mật thông tin.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
45/ Bộ Công Thương "bật đèn xanh" cho xe không thuế từ Nga
Nếu đề xuất này được Chính phủ chấp thuận, từ năm 2019 sẽ có hơn 1.750 chiếc xe Nga vào Việt Nam mà không phải chịu thuế nhập.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
46/ "Khoảng cách rộng" trong tiếp cận PPP giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư
Tình trạng thiếu năng lực, thiếu sự điều phối và phương pháp tiếp cận nhất quán giữa các cơ quan Chính phủ... được xem là những khó khăn chính trong việc triển khai dự án theo mô hình PPP.
=> Xem chi tiết TẠI ĐÂY.