Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên nền tảng số

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), chuyên gia cho rằng, cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với người tiêu dùng…

>> Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng

Sau 12 năm thực thi, các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành được cho đã không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng hiện nay.

Theo đó, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ người tiêu dùng, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) gồm có 7 Chương, 80 Điều đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, bổ sung một Chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh; sửa đổi khái niệm người tiêu dùng theo hướng làm rõ người tiêu dùng chỉ là cá nhân mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không vì mục đích thương mại.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được cho đã không còn phù hợp với thực tiễn - Ảnh minh họa: BBD

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành được cho đã không còn phù hợp với thực tiễn - Ảnh minh họa: BBD

Đồng thời, bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi đối với nhóm người tiêu dùng có yếu tố riêng, gặp nhiều bất lợi hơn người tiêu dùng thông thường.

Không chỉ có vậy, nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Dự thảo luật cũng đã hoàn thiện quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch, đặc biệt là các giao dịch trên không gian mạng.

Dự thảo cũng bổ sung một Chương quy định về các giao dịch đặc thù, trong đó, hoàn thiện quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc cung cấp thông tin, giao kết hợp đồng, tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng trong các giao dịch, đặc biệt là giao dịch trên không gian mạng; bổ sung quy định nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ, hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bổ sung quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội khi thực hiện một số hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Nhà nước giao.

Đặc biệt, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng, Dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về quyền của người tiêu dùng yêu cầu hỗ trợ thương lượng; hoàn thiện quy định về phương thức hòa giải, trọng tài, về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự.

>> Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Với hàng loạt các sửa đổi, bổ sung, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là tiến trình chuyển đổi số - Ảnh minh họa: Internet

Với hàng loạt các sửa đổi, bổ sung, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là tiến trình chuyển đổi số - Ảnh minh họa: Internet

Với hàng loạt các sửa đổi, bổ sung, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là tiến trình chuyển đổi số... Tuy nhiên, để tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các chuyên gia cho rằng, Dự thảo luật cần quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với người tiêu dùng.

Thực tế, những năm gần đây, sự phát triển kinh tế - xã hội đã xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, tiêu dùng mới, đặc biệt là các giao dịch trên môi trường thương mại điện tử, các giao dịch xuyên biên giới, các dịch vụ chia sẻ trên nền tảng công nghệ số... Do đó, việc hoàn thiện quy định pháp luật và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày một thêm bức thiết.

Liên quan đến nội dung bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch trên nền tảng số, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Dự thảo luật cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với người tiêu dùng.

“Chẳng hạn, phải cung cấp chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng những thông tin cụ thể như: Tên, địa chỉ, số điện thoại của đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam (nếu có)”, ông Hùng chia sẻ.

Ngoài ra, theo ông Hùng, phải cung cấp thông tin giá cả, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; chi phí giao hàng (nếu có); phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, cung cấp dịch vụ; điều kiện và phương thức đổi, trả hàng; thời gian có hiệu lực của đề nghị giao dịch. Đặc biệt là thông tin cụ thể về các khoản phí, chi phí thuế giá trị gia tăng, cách thức tính phí, chi phí có thể phát sinh cho người tiêu dùng.

Nêu quan điểm về việc sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chuyên gia kinh tế - Vũ Vinh Phú cũng cho rằng, cần hoàn thiện những quy định, chế tài một cách đầy đủ, toàn diện, hợp lý nhằm bảo đảm hoạt động mua bán. Trong đó, chú trọng quan hệ giữa bên bán hàng và người tiêu dùng diễn ra thật sự lành mạnh, đúng bản chất nhằm phòng tránh gian lận, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Theo ông Phú, trên thực tế, ngày nào cũng có trường hợp người tiêu dùng bị thiệt hại bởi những sai phạm khác nhau nhưng phần lớn các trường hợp đều chưa được giải quyết một cách triệt để, thỏa đáng. 

“Phải kiểm soát chặt từ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, chứ không phải khi người tiêu dùng sử dụng hàng kém chất lượng rồi thì mới tìm cách giải quyết. Theo tôi, cơ quan quản lý Nhà nước cần làm tốt khâu tiền kiểm, song song với phát động phong trào quần chúng phát giác những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng”, ông Phú khuyến nghị.

Được biết, đến thời điểm hiện tại, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến lần 1 vào Kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2022.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch trên nền tảng số tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714000137 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714000137 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10