Doanh nghiệp bất động sản chậm chân trong cuộc đua chuyển đổi số

Diendandoanhnghiep.vn Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành bất động sản, đặc biệt sau làn sóng dịch bệnh yêu cầu bước chuyển đổi này phải được đẩy nhanh hơn nữa.

>> 5 ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp bất động sản

>> Chuyển đổi số còn nhiều rào cản cần tháo gỡ

Thị trường bất động sản nước ta trong những năm vừa qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, cả về lượng và chất, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam

CHẬM CHÂN CHUYỂN ĐỔI SỐ 

Hàng năm lĩnh vực bất động sản đóng góp 0,4% trong tăng trưởng kinh tế; khoảng 11% trong tổng thu ngân sách, tương đương gần 3% GDP. Sự phát triển của thị trường bất động sản còn thúc đẩy các loại thị trường khác phát triển như thị trường xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất, thị trường vốn và thị trường lao động, đồng thời thu hút một số lượng lớn vốn trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, qua các làn sóng dịch, bất động sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhiều công trình xây dựng đã bị tạm dừng, nguồn cung bị sụt giảm, sức mua giảm. Bối cảnh mới đặt ra các thách thức cho ngành bất động sản để làm sao thích ứng được với tình hình mới. Mà trong đó, chuyển đổi số là xu hướng ngày càng cấp bách.

Tuy vậy, bất động sản được cho là lĩnh vực chậm trong tiến trình chuyển đổi số. Nguyên nhân trước hết bởi bất động sản là một ngành đặc thù, sản phẩm đơn chiếc. Một doanh nghiệp chỉ có một dự án, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh BĐS là nhỏ lẻ. Chính vì vậy chuyển đổi số để phục vụ kinh doanh cũng có những hạn chế.

Việc chuyển đổi số được thực hiện dễ dàng hơn với các doanh nghiệp có chuỗi giá trị cũng như hệ sinh thái đủ lớn.

Thứ hai là, việc áp dụng công nghệ vào bất động sản sẽ làm tăng chi phí lên so với loại hình truyền thống. Bên cạnh đó, về phía nhà nước lại chưa có những chính sách ưu đãi đủ thuyết phục để các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ vào các công trình của mình, hay người dân sẵn sàng bỏ tiền ra để mua các công trình có sản phẩm công nghệ tiên tiến.

Thứ ba là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp bất động sản với các công ty công nghệ chưa được chặt chẽ, các doanh nghiệp bất động sản chưa thấy các áp lực cần phải số hóa, cần phải chuyển đổi số. Họ đang mông lung chưa biết bắt đầu từ đâu, trong khi đấy sản phẩm chưa được giới thiệu cho đến khách hàng tiềm năng.

Thực tế, trên thế giới, việc áp dụng các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công xây lắp công trình, sử dụng dữ liệu lớn trong phân tích hiệu quả đầu tư, chăm sóc khách hàng, công nghệ đầu tư tài chính, định giá bất động sản đã được triển khai rất rộng rãi.

Nhiều quốc gia bắt buộc các công trình công cộng khi đầu tư xây dụng phải đáp ứng tiêu chí công trình xanh, công trình thông minh, nhiều đô thị thông minh với quy mô cấp thành phố đã được triển khai xây dựng mới hoặc chuyển đổi từ các đô thị cũ.

Trước yêu cầu bắt kịp với xu thế của thế giới, nhu cầu về chuyển đổi số trong ngành bất động sản là rất lớn.

Đặc biệt, thị trường bất động sản còn có quan hệ trực tiếp với thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản không chỉ là tác nhân quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn có tác động tiêu cực tới ổn định kinh tế vĩ mô nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

Ở những thời gian phát triển ổn định, thì tín dụng cho bất động sản chiếm khoảng xấp xỉ 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống và mức tăng trưởng tín dụng bất động sản thường cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung khoảng 5%, ngoài ra, người dân tham gia đầu tư bất động sản với số vốn đặc biệt lớn. Chính vì vậy, lĩnh vực tài chính bất động sản là lĩnh vực yêu cầu nhiều sản phẩm công nghệ ứng dụng trong thời gian tới.

CẦN CƠ CHẾ RIÊNG

Vậy làm thế nào để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành bất động sản Việt Nam?

Thứ nhất, cần phải có sự chủ động phối hợp giữa các Công ty công nghệ và các doanh nghiệp bất động sản (Nhà tư vấn, Nhà đầu tư, Nhà Môi giới, Công ty quản lý vận hành toà nhà ...) để đề xuất và phát triển các sản phẩm công nghệ theo nhu cầu của các doanh nghiệp bất động sản. 

Chuyển đổi số ngành bất động sản cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Thứ hai, cần có hành lang pháp lý, chế tài để tạo điều kiện cho các sản phẩm công nghệ bất động sản phát triển, đây là lĩnh vực thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Thứ ba là cần nguồn lực cho phát triển các sản phẩm công nghệ, tuy nhiên nếu có công nghệ tốt mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cũng không khó để huy động nguồn lực.

Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ cần thêm những ưu đãi hướng tới các công trình áp dụng các công nghệ tiên tiến làm sao đảm bảo các công trình đáp ứng được các yêu cầu cao hơn, đồng thời bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tuyên truyền thúc đẩy sư kết nối giữa các doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp xây dựng hiểu rõ hơn những mặt lợi mà chuyển đổi số mang lại, khuyến khích doanh nghiệp bất động sản chuyển đổi số.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp bất động sản chậm chân trong cuộc đua chuyển đổi số tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714022425 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714022425 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10