Mặc dù giới chuyên môn đánh giá bất động sản khu công nghiệp Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự chuyển dịch làn sóng FDI. Nhưng số liệu từ các doanh nghiệp trong ngành lại thể hiện sự đối lập.
Mặc dù, xu hướng các nhà sản xuất lớn trên thế giới tìm đường đưa các nhà máy sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc và sự cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam đang hứa hẹn nhiều cơ hội cho BĐS công nghiệp.
Tuy nhiên, rất khó để biết được có bao nhiêu doanh nghiệp đang có ý định dịch chuyển sang Việt Nam. Tất nhiên, các doanh nghiệp này đầu tư chuỗi sản xuất vào Việt Nam sẽ kéo theo sự phát triển của BĐS khu công nghiệp. Do đó, trong khi hầu hết các phân khúc của thị trường đều giảm sút về giao dịch do COVID-19 thì BĐS công nghiệp lại đang được đánh giá là lĩnh vực duy nhất hứa hẹn khả năng phục hồi cao và nhanh chóng.
Mặc dù đánh giá Việt Nam hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng nhưng Savills Việt Nam vẫn cho rằng không gì có thể đảm bảo sự thuận lợi của năm tới.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam, rất nhiều yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong việc tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp để đầu tư. Có nhiều nhóm nhà đầu tư muốn kinh doanh theo quy mô lớn để trở thành chủ đầu tư của cả khu công nghiệp, với nhu cầu tìm những quỹ đất từ 500 - 1.000 ha.
Tính đến tháng 6/2020, cả nước hiện có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800 ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và bắt đầu xây dựng. Công suất thuê đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc. Đặc biệt, tại khu vực miền Nam, tỷ lệ lấp đầy luôn đạt từ 84-90%.
Giá thuê đất khu công nghiệp đang ở mức rất cao, có những nơi chạm mốc 150-200 USD/m2, thậm chí tại TP. HCM là 180 USD/m2. Trong khi mức giá cao nhất trước đây chỉ khoảng 100 USD.
Còn ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết, với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ việc tăng số lượng nguồn cung tại các khu vực công nghiệp trọng điểm.
Tuy nhu cầu về BĐS khu công nghiệp được dự báo tăng nhanh, cả về số lượng lẫn giá trị. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này lại có báo cáo kết quả kinh doanh nửa năm 2020 khá ảm đạm.
Theo số liệu từ Fiin Pro, trong quý II, tổng doanh thu của 22 doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 10.283 tỷ đồng. Cùng với doanh thu, tổng lợi nhuận sau thuế cũng giảm 5% còn 1.552 tỷ đồng.
Một nửa số doanh nghiệp được khảo sát đều có doanh thu và lợi nhuận giảm trong quý II, như Becamex (UPCoM: BCM), Tân Tạo (HoSE: ITA), Kinh Bắc (HoSE: KBC)... Các doanh nghiệp giảm kết quả kinh doanh này chiếm 82% doanh thu và 33% lợi nhuận cả ngành quý này.
Ông trùm khu công nghiệp Becamex cũng xác định do ảnh hưởng từ đại dịch nên giảm mục tiêu giai đoạn 2020 – 2021. Nguồn thu từ BĐS khu công nghiệp năm 2020 được Becamex giảm tỷ trọng từ 61% năm trước còn 23%.
Có thể bạn quan tâm
Cổ phiếu bất động sản công nghiệp hút mạnh dòng tiền
04:00, 14/08/2020
Tiềm năng hồi phục bất động sản công nghiệp: Nhìn từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam
17:43, 01/08/2020
Bất động sản công nghiệp: Cơ hội trung tâm sản xuất mới
10:00, 01/08/2020
SZC tiếp tục "dẫn sóng" nhóm bất động sản công nghiệp?
04:00, 31/07/2020
Bất động sản công nghiệp phía Nam tăng giá do thiếu cung?
05:00, 09/07/2020