Bất lợi lớn nhất của KCN Tiền Hải là vướng giải phóng mặt bằng

Lan Vũ 04/01/2019 02:04

Hiện, KCN Tiền Hải – Thái Bình đang gặp nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, còn rất nhiều hộ dân chưa nhận tiền đền bù, gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Là một trong những dự án lớn, có lợi thế lớn về năng lượng khi nằm ở khu vực mỏ khí đốt Tiền Hải – Thái Bình với mỏ khí thiên nén nhiên (CNG) trữ lượng lớn hàng trăm tỷ m3 khí, KCN Tiền Hải đang tạo ưu thế để phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu như ngành VLXD: gạch ốp lát, sứ vệ sinh, thủy tinh, xi măng trắng, sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ…

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án đang gặp nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, còn rất nhiều hộ dân chưa nhận tiền đền bù. Thậm chí, thời gian vừa rồi, còn có rất nhiều hộ dân lên tiếng đòi trả lại đất ruộng ở KCN Tiền Hải vì cho rằng, khu đất mà các nhà máy Viglacera, Long Hầu, Hảo Cảnh, MIKADO,... đang hoạt động chỉ được người dân cho thuê đến năm 2013. Đến nay đã quá hạn và đòi lại đất.

KCN Tiền Hải đang tạo ưu thế để phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu như ngành VLXD: gạch ốp lát, sứ vệ sinh, thủy tinh, xi măng trắng, sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ…

KCN Tiền Hải đang tạo ưu thế để phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu như ngành VLXD: gạch ốp lát, sứ vệ sinh, thủy tinh, xi măng trắng, sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ…

Dự án xây dựng dựng hạ tầng KCN Tiền Hải được khởi công từ đầu năm 2016. Dự kiến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào tháng 09/2016 và lấp đầy toàn bộ diện tích kinh doanh giai đoạn I trong năm 2017. Tuy nhiên, đến nay giai đoạn 1 của dự án vẫn còn lại 13 hộ chưa nhận tiền đền bù với diện tích 1,65ha, số tiền trên 2 tỷ đồng. Diện tích này, nhà đầu tư dự kiến sẽ đầu tư xong hạ tầng kỹ thuật trong quý I/2019.

Giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của dự án có tổng diện tích đất thực hiện là 56ha, trong đó có 46ha thuộc xã Tây Sơn, thị trấn Tiền Hải và diện tích mở rộng đường số 4. Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường đang thẩm định hồ sơ bản vẽ trích lục địa chính khu đất thu hồi, tuy nhiên vẫn  còn 14/365 hộ chưa ký hồ sơ thu hồi đất.

Tại rất nhiều buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình, đại diện Tổng Công ty Viglacera (chủ đầu tư dự án) đề nghị huyện Tiền Hải có phương án phối hợp với doanh nghiệp để giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất của các hộ còn lại; hỗ trợ về thủ tục đối với các doanh nghiệp đăng ký vào đầu tư vào KCN; đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường số 1, số 4 và số 5; đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, nhà máy nước sạch, nhà ở cho công nhân…

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Sắp có khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp

    Thái Bình: Sắp có khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp

    15:34, 01/01/2019

  • Thái Bình: Thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các CCN

    Thái Bình: Thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các CCN

    12:41, 31/12/2018

  • Thái Bình: Nhà đầu tư thành công chính là động lực phát triển của tỉnh

    Thái Bình: Nhà đầu tư thành công chính là động lực phát triển của tỉnh

    03:03, 22/12/2018

Trả lời đề nghị của Tổng Công ty Vigracera, tại buổi kiểm tra tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Tiền Hải mới đây, ông Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình cho biết, các cơ quan ban ngành Thái Bình sẽ thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng.

Sau khi đã thực hiện đúng các bước, quy trình theo quy định nếu các hộ cố tình không giao đất, sẽ thực hiện cưỡng chế để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư. Bàn giao mặt bằng đến đâu thì nhà đầu tư triển khai san lấp thực hiện dự án đến đó. Tỉnh đồng ý chủ trương quy hoạch quỹ đất để doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân. Về xây dựng nhà máy xử lý nước thải, Ban Quản lý Khu kinh tế và các KCN tỉnh, các sở, ngành có liên quan phối hợp với nhà đầu tư triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, yêu cầu Tổng Công ty Viglacera, các ngành liên quan phải thẩm định kỹ năng lực của nhà đầu tư, công nghệ sản xuất, tuyệt đối không chấp nhận doanh nghiệp công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường vào đầu tư tại địa bàn. Quan điểm của tỉnh là ưu tiên thu hút doanh nghiệp có công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường, đóng góp cho sự phát triển của địa phương và tạo việc làm cho người lao động.

Việc đền bù, giải phóng mặt bằng do UBND các địa phương chịu trách nhiệm. Chính vì vậy, ngoài sự nỗ lực của chủ đầu tư, UBND tỉnh Thái Bình cần phải có trách nhiệm đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng để đáp ứng tiến độ xây dựng dự án.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiền Hải đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư và giao cho Tổng Công ty Viglacera - CTCP là nhà đầu tư thực hiện. Dự án có quy mô 466 ha.

Lợi thế của KCN Tiền Hải là nằm ở vị trí trung tâm của khu vực các tỉnh phía Bắc và trên hành lang phát triển kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Do đó, KCN rất thuận lợi về giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất lợi lớn nhất của KCN Tiền Hải là vướng giải phóng mặt bằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO