Bất ổn kinh tế toàn cầu (Kỳ I): “Giải cứu” đủ mạnh và kịp thời

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 27/06/2020 05:00

Dù chỉ là yếu tố tác động bên ngoài, không mang tính kinh tế, nhưng đại dịch COVID-19 đã buộc đoàn tàu kinh tế thế giới phải tạm ngừng và kéo theo đó là những hậu quả vô cùng lớn.

Dù chỉ là yếu tố tác động bên ngoài, không mang tính kinh tế, nhưng đại dịch COVID-19 đã buộc đoàn tàu kinh tế thế giới phải tạm ngừng và kéo theo đó là những hậu quả vô cùng lớn.

Các chuyên gia đều nhất trí rằng: Chúng ta đang bước vào một cuộc suy thoái toàn cầu mới, câu hỏi được đặt ra là nó sẽ tệ đến mức nào?

Các chuyên gia đều nhất trí rằng: Chúng ta đang bước vào một cuộc suy thoái toàn cầu mới, câu hỏi được đặt ra là nó sẽ tệ đến mức nào? 

Nhờ các gói “giải cứu” kịp thời từ các nước, nên kinh tế toàn cầu đã giảm bớt một phần lớn thiệt hại do dịch COVID-19. Mặc dù vậy, kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn trong nửa cuối năm nay.

Bất ổn không mang tính cơ cấu

IMF vừa đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu giảm 4,9% trong năm nay, mức giảm mạnh hơn so với dự báo tăng trưởng âm 3% được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 4/2020. Đó là sự sụt giảm tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng 1933 và Khủng hoảng 2009 khi tăng trưởng toàn cầu âm 0,1%.

Tuy nhiên, khác với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009, lần sụt giảm này của kinh tế toàn cầu không bắt nguồn từ vấn đề cơ cấu của hệ thống kinh tế mà bắt nguồn từ bên ngoài, hay còn gọi là mang tính ngoại sinh.
Trong cuộc khủng hoảng 2009, bong bóng bất động sản đã phá hủy hệ thống tài chính và ngân hàng toàn cầu, từ đó gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bất ổn đó mang tính cơ cấu nội tại, khắc phục hay xử lý những bất ổn này rất tốn thời gian và chi phí.

Trái lại, đại dịch COVID-19 đơn giản là một vật cản làm tạm ngừng con tàu kinh tế thế giới. Do đó, giải quyết xong dịch bệnh thì con tàu này sẽ vận hành trở lại.

p/Tỷ lệ gói kích thích kinh tế/GDP của một số quốc gia.

Tỷ lệ gói kích thích kinh tế/GDP của một số quốc gia.

Ứng phó chặn khủng hoảng

Dù không mang tính chất cơ cấu, nhưng sức tàn phá của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu là rất lớn. Theo tính toán của IMF, tổng thiệt hại do COVID-19 gây ra cho kinh tế toàn cầu vào khoảng 9.000 tỷ USD, bằng GDP của Đức và Nhật cộng lại. Thiệt hại này sẽ thực sự nguy hiểm nếu các biện pháp ứng phó không đủ mạnh và kịp thời để duy trì nền kinh tế trong trạng thái ngủ mà không chết.

Đến nay, các chính phủ và các ngân hàng trung ương được xem là đã hành động đủ nhanh và mạnh mẽ để ngăn chặn sự sụp đổ của kinh tế toàn cầu.

Các gói kích thích của hầu hết các nước G20 đều có qui mô rất lớn và kịp thời, các gói kích thích này tính theo phần trăm của GDP các nền kinh tế là rất lớn. Trong đó, Nhật Bản có gói kích thích lên tới 21,1% GDP, Mỹ là 13%...

Nếu so với mức thiệt hại như trên, thì các gói kích thích nêu trên về cơ bản là đủ. Vì GDP toàn cầu 2019 là 86.600 tỷ USD thì thiệt hại theo tính toán trên vào khoảng trên 10% GDP, và tổng các gói kích thích trên toàn cầu cũng vào khoảng như vậy hoặc lớn hơn.

Bên cạnh các biệp pháp từ các chính phủ thì các biện pháp của các NHTW cũng hết sức quan trọng. Các biện pháp này giúp đảm bảo đủ dòng thanh khoản cho nền kinh tế với chi phí thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế khi phải gánh chịu nhiều rủi ro. Các biện pháp mà các NHTW tiến hành gồm hạ lãi suất, mua tài sản hay nới lỏng định lượng…

Với các gói kích thích kinh tế quy mô lớn và các biện pháp nới lỏng tiền tệ của các NHTW, đã góp phần giảm bớt tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 đối với kinh tế thế giới.

Kỳ II: Kịch bản nào nửa cuối 2020?

Có thể bạn quan tâm

  • Chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” cho kinh tế toàn cầu

    Chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” cho kinh tế toàn cầu

    07:30, 27/06/2020

  • Chuyên gia Harvard dự báo kinh tế toàn cầu hậu COVID-19

    Chuyên gia Harvard dự báo kinh tế toàn cầu hậu COVID-19

    17:25, 23/05/2020

  • [Thế giới hậu COVID-19] Sự chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu

    [Thế giới hậu COVID-19] Sự chuyển dịch nền kinh tế toàn cầu

    06:00, 11/04/2020

  • Nền kinh tế toàn cầu sẽ đi theo hướng nào sau “thời kỳ COVID-19”?

    Nền kinh tế toàn cầu sẽ đi theo hướng nào sau “thời kỳ COVID-19”?

    06:34, 05/04/2020

  • COVID-19 không thể đè bẹp kinh tế toàn cầu

    COVID-19 không thể đè bẹp kinh tế toàn cầu

    16:00, 25/03/2020

  • “Bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu

    “Bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu

    12:00, 24/03/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bất ổn kinh tế toàn cầu (Kỳ I): “Giải cứu” đủ mạnh và kịp thời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO