Giá vàng quốc tế đã chạm mốc cao nhất mọi thời đại, được thúc đẩy bởi giá trị đồng USD suy yếu và căng thẳng toàn cầu gia tăng. Điều này hứa hẹn sẽ tiếp tục trong năm 2024.
>> FED “dịu giọng”, giá vàng tuần tới bật tăng?
Giá vàng trên thị trường quốc tế đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tháng 12, qua đó phản ánh những dấu hiệu bất ổn ngày càng tăng trên toàn thế giới. Theo đó, giá vàng đã tăng tới 3% - giao dịch ở mức kỷ lục 2.035 USD/ounce vào ngày 4/12, trước khi giảm 2% vào ngày hôm sau. Trước đó, giá vàng đã tăng leo lên 2.046 USD/oz. Nhìn rộng ra, giá vàng đã cao hơn 40% so với năm 2019.
Vào ngày 20/12 vừa qua, giá vàng SJC tại Việt Nam cũng đã lập đỉnh cao chưa từng có, tương ứng với mức giá quanh mốc 74,4 - 75,4 triệu đồng/lượng vàng SJC (mua vào - bán ra).
Theo các chuyên gia kinh tế, mức tăng này một phần đến từ sự sụt giảm của đồng USD kể từ đầu tháng 11 so với các loại tiền tệ khác khi phần lớn các nhà đầu tư đang kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm tới với ít nhất khoảng 3 lần. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng đây mới chỉ là "giai đoạn đầu trong đợt phục hồi mạnh mẽ" của giá vàng - bắt đầu vào năm ngoái do lo ngại của nhà đầu tư về xung đột ở Ukraine.
>> FED tiết lộ câu trả lời cho định hướng chính sách tiền tệ
Thế nhưng, xu hướng đó đã tăng tốc trong hai tháng qua khi xung đột Israel-Hamas bùng nổ và thúc đẩy nhu cầu trú ẩn đối với tài sản này. Các nhà phân tích tin rằng giá vàng quốc tế có thể duy trì ở mức trên 2.000 USD vào năm 2024 do căng thẳng toàn cầu, USD tiếp tục yếu đi và xu hướng giảm lãi suất của FED vào năm tới.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng trung ương vẫn đã và đang tiếp tục mua vàng để tăng dự trữ ngoại hối, nhằm phòng ngừa rủi ro giảm giá USD, nhất là khi Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đã và đang tìm cách hoán đổi tiền tệ, thậm chí BRICS còn có kế hoạch phát hành đồng tiền chung. Các ngân hàng trung ương đã mua khoảng 800 tấn vàng trong ba quý đầu năm 2023, trong đó phần lớn thuộc về các NHTW các nước, như Trung Quốc, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Ngoài ra, khi kinh tế toàn cầu dự báo phục hồi vào năm 2024, sẽ kích thích nhu cầu vàng vật chất, qua đó tạo thêm đòn bẩy tăng giá vàng trong năm tới.
ING lưu ý rằng xu hướng mua tiếp tục từ các ngân hàng trung ương, cùng với đồng đô la Mỹ yếu do chính sách nới lỏng tiền tệ của FED, có thể tạo tiền đề cho giá vàng đạt mức cao mới vào năm 2024. Ngân hàng này dự đoán giá vàng quốc tế sẽ đạt trung bình 2.031 USD/ounce vào năm 2024, với mức trung bình trong quý IV là 2.100 USD/ounce. "Rủi ro giảm giá xoay quanh chính sách tiền tệ của Mỹ và đồng USD mạnh hơn, trong khi bất ổn địa chính trị vẫn là yếu tố tăng giá cho thị trường vàng trong năm tới", ING nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Giá vàng miếng SJC xác lập kỷ lục mới
09:00, 20/12/2023
Fed giữ nguyên lãi suất, giá vàng bật tăng mạnh
13:07, 14/12/2023
Giá vàng tuần tới: “Phớt lờ” thái độ diều hâu của FED
04:20, 03/12/2023
Giá vàng tuần tới: Ám ảnh nỗi lo khủng hoảng nợ Mỹ
04:20, 19/11/2023
Giá vàng tuần tới: “Cú sốc” từ Chủ tịch FED
11:20, 12/11/2023
Dự báo xu hướng tăng của giá vàng thế giới
05:30, 31/10/2023
Giá vàng tuần tới: Còn lực đẩy từ xung đột Israel – Hamas
04:20, 29/10/2023