Bất ổn thị trường xăng dầu: Vẫn lúng túng vì đâu?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan đã thường xuyên “bắt mạch” và đưa ra những giải pháp, thế nhưng, cho đến nay những bất ổn của thị trường xăng dầu vẫn còn đó… vì đâu?

>> Bất ổn thị trường xăng dầu: Cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm

Theo đó, từ đầu năm 2022 tới nay, trước sự bất ổn của thị trường xăng dầu, không ít nguyên nhân đã được đưa ra viện dẫn như: Nguồn cung trên thị trường thế giới giảm do bất ổn của yếu tố chính trị, đặc biệt là cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine; Việc duy trì sản xuất và khai thác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng không ổn định; Chi phí vận chuyển, chi phí mua hàng tăng cao; Chi phí kinh doanh, premium trong nước (khoản chênh lệch so với giá thế giới, được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng) đã lỗi thời, chưa phù hợp;...

Thực tế, Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan đã thường xuyên “bắt mạch” và đưa ra những giải pháp, thế nhưng, cho đến nay, những bất ổn của thị trường xăng dầu vẫn tồn tại, vậy, căn nguyên từ đâu?

Những bất ổn của thị trường xăng dầu thường xuyên được

Những bất ổn của thị trường xăng dầu thường xuyên được "bắt mạch", đưa ra giải pháp, tuy nhiên, chưa có nhiều chuyển biến - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Phải ghi nhận, ngay sau cuộc họp với các đầu mối xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã thông báo điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ Nhà máy về cảng và premium trong nước áp dụng từ ngày 11/10 trong giá cơ sở.

Cùng với đó, trong văn bản gửi Bộ Tài chính mới đây, Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ Tài chính kịp thời rà soát và điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở, nhằm duy trì hoạt động cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cung ứng cho thị trường.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương đề nghị, có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nâng hạn mức tín dụng, tiếp cận lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp tăng nguồn lực tài chính; Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện về thủ tục vay vốn, mua ngoại tệ để nhanh chóng thực hiện các thủ tục mua xăng dầu nhằm kịp thời bổ sung nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những diễn biến bất ổn của thị trường xăng dầu thời gian vừa qua chủ yếu do tác động bất thường của các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp. Nhất là khi trong điều hành, nếu chỉ chú ý đến lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng đảm bảo mục tiêu kinh tế vĩ mô, tránh thay đổi để ảnh hưởng đến các yếu tố giá sẽ tạo ra sự bất lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Đây là một trong những vấn đề cần rút kinh nghiệm.

>> Bất ổn thị trường xăng dầu: Sớm bịt “lỗ hổng” về… dự trữ

Theo chuyên gia, Việt Nam hội nhập thì giá cả trong nước cũng phải hội nhập, biến động từng giờ chứ không phải từng ngày nữa - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Theo chuyên gia, Việt Nam hội nhập thì giá cả trong nước cũng phải hội nhập, biến động từng giờ chứ không phải từng ngày nữa - Ảnh minh họa: GIA NGUYỄN

Trước đó, tại cuộc làm việc giữa các doanh nghiệp xăng dầu với Bộ Công Thương, ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam đã từng nhấn mạnh đến yếu tố “dị biệt” của giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới và trong nước. Mức biến động giữa các chu kỳ điều hành giá là rất lớn.

“Đến thời điểm hiện tại, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh lỗ”, ông Bùi Ngọc Bảo chia sẻ.

Theo ông Bảo, do lỗ triền miên, tâm lý của doanh nghiệp đảm bảo nguồn ở mức chỉ đủ hệ thống phân phối, những đại lý, thương nhân nhượng quyền, tổng đại lý có cam kết mang tính chất có hợp đồng chặt chẽ. Đâu đó, cục bộ ở những cửa hàng có hợp đồng lỏng lẻo thì khan hàng.

Khái quát bức tranh thị trường xăng dầu trên thị trường hiện nay, ông Bảo cho rằng, đến những “ông lớn” xăng dầu như Petrolimex cũng ước tính số lỗ 9 tháng lên tới 780 tỷ đồng cho dù sản lượng bán lẻ tăng 26% so với cùng kỳ. Càng bán càng lỗ là hiện trạng không chỉ của các doanh nghiệp đầu mối lớn mà cả của những đại lý bán lẻ.

Thừa nhận thực tế đã nêu, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải cũng cho hay, tại cuộc họp gần nhất với lãnh đạo Bộ Công Thương, hầu hết doanh nghiệp đầu mối lớn cũng than rằng, các chi phí định mức đã lỗi thời nên doanh nghiệp càng bán càng lỗ, thậm chí lỗ triền miên.

Trên thực tế, có thể thấy, đến nay, Nhà nước vẫn tính toán “giá trần” trong mỗi kỳ điều hành, doanh nghiệp không được phép bán vượt mức giá trần này. Trong khi, công thức tính giá lại có những chỉ số được “đóng khung” suốt 8 năm nay như chi phí định mức, lợi nhuận định mức, chi phí vận chuyển,... khiến mức giá trần có độ “lệch” nhất định với giá thị trường thế giới. Mức giá trần này lại được công bố dựa trên giá xăng dầu thành phẩm trung bình 10 ngày, khiến giá cả có sự “lệch pha” với thị trường thế giới. Đây cũng là lý do khiến sau mỗi kỳ điều hành giá, dù tăng hay giảm, doanh nghiệp vẫn than lỗ và có tâm lý “e dè nhập hàng”.

Vì vậy, trong các kiến nghị đến cơ quan quản lý, điều hành, bên cạnh đề xuất rà soát, xem xét các chi phí định mức đã lỗi thời, hầu hết các doanh nghiệp đều đề nghị, nếu không để giá xăng được theo thị trường thì cũng cần điều chỉnh rút ngắn thêm thời gian điều hành, dù cho quy định theo chu kỳ tính giá 10 ngày chỉ vừa áp dụng đầu năm nay theo Nghị định 95/2021.

Đồng quan điểm với các doanh nghiệp, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam hội nhập thì giá cả trong nước cũng phải hội nhập, biến động từng giờ chứ không phải từng ngày nữa, do vậy, càng rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu càng tốt…

Cùng với đó, để bình ổn giá xăng dầu, theo các chuyên gia, tất cả các phía, đối tượng phải tham gia chứ không chỉ riêng bộ phận điều hành. Trong đó, với cơ quan quản lý Nhà nước, cần tiếp tục theo dõi sát sao, điều hành thận trọng, linh hoạt; phải nắm sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu như chi phí kinh doanh và premium, tránh tình trạng khi có sự cố xảy ra mới đi thanh kiểm tra, đưa ra chế tài xử lý sẽ dễ dẫn đến hệ luỵ như thời gian vừa qua…

Với các doanh nghiệp, cần cải thiện hệ thống đánh giá, dự báo giá cả, để tránh tình trạng mua giá cao, bán giá thấp như vừa qua... Nếu cần thiết, có thể sử dụng công cụ phòng ngừa về giá, bảo hiểm giá. Bởi hiện nay, doanh nghiệp các nước sử dụng công cụ này rất nhiều, Việt Nam cũng cần có chế tài rõ ràng cho vấn đề này. Còn với người tiêu dùng, cũng cần có cái nhìn thông cảm, biết chia sẻ lợi ích khi giá xăng dầu cao, thấp thất thường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất ổn thị trường xăng dầu: Vẫn lúng túng vì đâu? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713609724 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713609724 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10