Bên trong cuộc chiến pháp lý giữa các công ty Trung Quốc và Amazon

Diendandoanhnghiep.vn Đang có một cuộc chiến pháp lý giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon.

Năm ngoái, Amazon đã thẳng tay đàn áp các công ty vi phạm quy định, bao gồm cả việc sử dụng “đánh giá có trả phí” trên nền tảng của mình, đồng thời tuyên bố cấm vĩnh viễn 600 thương hiệu Trung Quốc với trên 3.000 tài khoản người bán. Và giờ đây, một số công ty Trung Quốc này đã đệ đơn kiện tập thể chống lại Amazon vì điều đó.

Amazon đã thẳng tay đàn áp các công ty vi phạm quy định, bao gồm cả việc sử dụng “đánh giá có trả phí” trên nền tảng của mình.

Amazon đã đàn áp các công ty vi phạm quy định, bao gồm cả việc sử dụng “đánh giá có trả phí” trên nền tảng của mình.

Sự thể ra sao?

Kể từ năm 2016, Amazon đã ra mắt một chính sách nghiêm ngặt cấm các “đánh giá khuyến khích”, bao gồm cả việc sử dụng “đánh giá có trả phí”. Trong cơn bão đàn áp này, những lý do mà Amazon đưa ra chủ yếu là do người bán vi phạm các quy định trên.

Tuy rằng, Amazon tuyên bố rằng việc đàn áp các tài khoản doanh nghiệp vi phạm chính sách của họ là không nhằm vào một quốc gia riêng lẻ nào và sẽ không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh doanh chung của các thương gia trên nền tảng Amazon.

Phiên bản tiếng Trung của cổng thông tin bán hàng Amazon.

Phiên bản tiếng Trung của cổng thông tin bán hàng Amazon.

Nhưng, theo một báo cáo từ tạp chí Globe của Trung Quốc, một số không ít các công ty của Trung Quốc đã bị xóa khỏi nền tảng, sản phẩm bị loại bỏ và tiền đóng băng mà không nhận được “bất kỳ động thái nào từ Amazon”.

Patozon, từng là một nhà bán hàng lớn trên Amazon, hồi tháng 4 vừa qua đã bị “bay màu” khỏi nền tảng này và 606 sản phẩm bán chạy nhất của họ đã bị xóa, cùng với đó là một lượng lớn quỹ đang bị đóng băng. 

Những công ty hàng đầu ở Thâm Quyến, chẳng hạn như Aukey và Sunvalley, cũng đã bị đóng cửa, sản phẩm bị loại bỏ và tiền đóng băng. Không dừng ở đó, vào đầu tháng 7, gần 340 trang web của công ty thương mại điện tử xuyên biên giới nổi tiếng YKS đã bị đóng cửa và số vốn bị đóng băng lên tới 180 triệu nhân dân tệ (27,833 triệu USD), trở thành trường hợp nặng nề nhất được biết đến bị phá sản trên Amazon.

Xie Zhuoheng, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử xuyên biên giới Thâm Quyến cho biết: “Trước đây, ngay cả khi Amazon quyết định cấm một tài khoản, họ sẽ thông báo trước cho người bán qua email, cho người bán cơ hội giải thích và biện hộ. Nhưng lần này lệnh cấm đến quá đột ngột khiến liên kết cửa hàng không thể mở trực tiếp. Nhiều người bán hàng thậm chí còn không biết điều gì đã xảy ra. Sau 90 ngày, số tiền trong tài khoản đã bị loại bỏ trực tiếp và số dư bị xóa, trong khi Amazon không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào ”. 

Phần lớn những người bán hàng trên Amazon của Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến, Thung lũng Silicon của Trung Quốc.

Phần lớn những người bán hàng trên Amazon của Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến, Thung lũng Silicon của Trung Quốc.

“Được vạ thì má đã sưng”!

Mặc dù các công ty Trung Quốc bị đàn áp này cũng không phủ nhận việc họ đã vi phạm chính sách của Amazon. Nhưng theo đơn khiếu nại ghi rõ, họ chỉ là đang tìm cách “thu hồi các khoản tiền bị Amazon giữ lại bất hợp pháp và không chính đáng” và đang đệ đơn kiện tập thể về việc “ngừng bất kỳ hành vi biển thủ sai trái cùng việc sử dụng sai các khoản tiền hợp pháp do hàng nghìn người bán trên Amazon tạo ra”.

Amazon đang cố gắng thực thi các chính sách của mình.

Amazon đang cố gắng thực thi các chính sách của mình.

Chưa biết kết quả sẽ ra sao nhưng có thể thấy, trong điều khoản Thỏa thuận Giải pháp Kinh doanh Dịch vụ của Amazon, có nội dung khá rõ ràng rằng: Amazon có “toàn quyền quyết định” trong việc quyết định có hay không giữ lại tiền vĩnh viễn nếu một công ty vi phạm chính sách của mình.

Ngoài ra, các vụ kiện tập thể là vi phạm các chính sách của Amazon, chính sách điều khoản trên nền tảng này đã quy định rằng, quy trình giải quyết của công ty chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở một đối một.

Theo Zhai Donwei, đối tác sáng lập của Công ty Luật Yingzun Quảng Đông, cho biết: “Các nguyên đơn có quyền nộp đơn kiện, nhưng Amazon cũng có thể đưa ra phản đối về quyền tài phán”. Có thể thấy, dường như việc các công ty Trung Quốc đệ đơn khiếu nại lên Amazon sẽ chẳng đi đến đâu.

Trên thực tế, việc Amazon đang cố gắng thực thi các chính sách của mình là điều tốt, nên làm. Trước đây họ thoải mái hơn không có nghĩa là bây giờ họ không được quyền nghiêm khắc. Bài học ở đây là dành cho tất cả những người kinh doanh, việc xây dựng doanh nghiệp trên một nền tảng mà bạn không sở hữu, giống như việc đứng trên một tấm thảm của người khác, bất cứ lúc nào cũng có thể bị rút ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bên trong cuộc chiến pháp lý giữa các công ty Trung Quốc và Amazon tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713595859 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713595859 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10