BHXH Việt Nam ưu tiên hàng đầu để giải quyết nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác các chế độ cho người tham gia.
>>Chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc: Cần bổ sung thêm chế tài xử lý
Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã không ngừng xây dựng, kết nối, liên thông Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm với các CSDL quốc gia, CSDL chuyên ngành khác, triển khai rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, thực hiện số hóa hồ sơ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin, ứng dụng công nghệ mới, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân, tăng cường hiệu quả quản lý của Ngành BHXH Việt Nam.
Cụ thể, thực hiện Nghị định số 43/2021/NĐ-CP, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan triển khai các nhiệm vụ nhằm xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm.
BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Công an kết nối chia sẻ, xác thực, đồng bộ thông tin liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN với CSDL quốc gia về dân cư: Đến nay, Hệ thống đã xác thực hơn 93,7 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL do BHXH Việt Nam quản lý với CSDL quốc gia về dân cư, trong đó có hơn 84,7 triệu người đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN, chiếm 96% tổng số người tham gia (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội). Đồng thời, Hệ thống của BHXH Việt Nam đã đồng bộ hơn 132 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, BHYT cho CSDL quốc gia về dân cư.
Phối hợp với Văn phòng Chính phủ: Kết nối, cung cấp thông tin trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; hoàn thiện quy trình để tích hợp, cung cấp các dịch vụ công (DVC) trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; thực hiện chỉ đạo, điều hành và đánh giá, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu, thời gian. Hệ thống của BHXH Việt Nam đã kết nối, đồng bộ thông tin, dữ liệu về tình hình đồng bộ hồ sơ, thống kê tình hình nhận và xử lý hồ sơ, thống kê hồ sơ nộp từ Cổng DVC quốc gia.
Phối hợp Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thực hiện việc tiếp nhận, liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh từ Bộ Tư pháp để thực hiện cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi tại 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đã phối hợp với Bộ Tư pháp cung cấp 02 API tra cứu giấy chứng sinh, giấy báo tử và đã hoàn thành việc xây dựng API tiếp nhận dữ liệu khai tử từ hệ thống của Bộ Tư pháp sang hệ thống của BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc bóc tách, xử lý dữ liệu của các gói tin từ Tổng cục Thuế chuyển sang; thực hiện phân tích, đối chiếu với dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam để lên biểu mẫu gửi BHXH tỉnh, thành phố khai thác.
Kết nối dữ liệu với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Chia sẻ, khai thác nhóm thông tin về BHXH, BHTN; Cung cấp tiện ích tra cứu cho cán bộ thuộc các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước để tra cứu các thông tin. Đến nay, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng DVC quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng BHTN cho 299.434 trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
>>Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Giải pháp nào hạn chế tình trạng rút BHXH một lần?
Kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Liên thông dữ liệu theo quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan BHXH; thống nhất phương án quản lý và sử dụng dữ liệu về dân số tại Việt Nam, bảo đảm chính xác, chặt chẽ, đúng quy định theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Kết nối dữ liệu với Bộ Nội Vụ: BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc đồng bộ dữ liệu toàn bộ công chức, viên chức và người lao động ngành BHXH Việt Nam sang CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ quản lý.
Phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế: liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ các cơ sở KCB trên toàn quốc phục vụ triển khai các dịch vụ công trực tuyến "Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến" và 2 nhóm TTHC liên thông "Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Hỗ trợ chi phí mai táng, Trợ cấp mai táng".
Đến nay, trên toàn quốc có 1.183 cơ sở KCB đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với 1.596.786 dữ liệu được gửi; 1.500 cơ sở KCB gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với 636.303 dữ liệu được gửi; 540 cơ sở KCB gửi dữ liệu giấy báo tử, với 6.192 dữ liệu được gửi.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng đã chia sẻ dữ liệu thẻ BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh để phục vụ khám chữa bệnh BHYT, bàn giao toàn bộ CSDL hộ gia đình tham gia BHYT cho Bộ Y tế để xây dựng hồ sơ sức khỏe; tiếp nhận dữ liệu bảo lưu, dữ liệu thẻ BHYT từ BHXH Bộ Quốc phòng...
Có thể thấy, với nguồn CSDL được cập nhật thường xuyên và hệ thống CNTT phủ rộng, việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam với các Bộ, Ngành, địa phương giúp chuẩn hóa dữ liệu, nâng cao chất lượng quản lý, cải cách, liên thông TTHC, góp phần xây dựng và phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ ngày càng tốt hơn người dân, đơn vị và doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc: Cần bổ sung thêm chế tài xử lý
12:01, 23/11/2023
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Giải pháp nào hạn chế tình trạng rút BHXH một lần?
03:30, 22/11/2023
Mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp chậm đóng BHXH kéo dài
09:00, 04/11/2023
Xử lý hành vi chậm, trốn đóng BHXH – Vẫn cần thêm chế tài
03:30, 03/11/2023
Đề xuất để người lao động tự đóng BHXH: Cần đánh giá kỹ lưỡng
03:00, 25/10/2023
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Cân nhắc tỷ lệ đóng BHXH
04:00, 26/10/2023
Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Không nên quy định cho rút hết BHXH một lần
03:30, 14/10/2023
Hạn chế rút BHXH một lần - Quan trọng nhất vẫn là cải thiện đời sống, thu nhập
04:00, 30/09/2023