Bị hạn chế giao dịch, tình hình hoạt động của HVN ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Hãng hàng không quốc gia khẳng định, việc hạn chế giao dịch cổ phiếu không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HVN, công ty đang tích cực triển khai các biện pháp để cải thiện tình hình.

>> Cổ phiếu HVN phục hồi nhờ triển vọng kinh doanh sáng

Đang tìm biện pháp...

Liên quan đến việc cổ phiếu HVN chuyển sang diện hạn chế giao dịch từ ngày 12/7/2023, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) thông báo hãng đã và đang tích cực triển khai các biện pháp để sớm đưa cổ phiếu HVN trở lại tình trạng giao dịch bình thường.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, cổ phiếu HVN đóng cửa ở mức 13.300 đồng/cổ phiếu (Nguồn: Vietstock)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, cổ phiếu HVN đóng cửa ở mức 13.300 đồng/cổ phiếu (Nguồn: Vietstock)

Hãng hàng không quốc gia khẳng định, các nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch cổ phiếu HVN trong phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận. Việc hạn chế giao dịch cổ phiếu không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines.

Nhằm sớm đưa cổ phiếu trở lại tình trạng giao dịch bình thường, hãng tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hãng cũng đang phối hợp chặt chẽ với công ty kiểm toán để sớm hoàn thành và thực hiện công bố thông tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, cổ phiếu HVN đóng cửa ở mức 13.300 đồng/cổ phiếu.

Hiện tại, hoạt động khai thác của Vietnam Airlines diễn ra ổn định với gần 400 chuyến bay mỗi ngày và sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong giai đoạn cao điểm hè. Hãng đã chuẩn bị nguồn lực tốt nhất, gồm máy bay, phi công, tiếp viên và lực lượng mặt đất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Theo chia sẻ từ Vietnam Airlines, quý 1/2023, HVN đã đạt được những kết quả đáng chú ý khi doanh thu thuần hợp nhất vượt 23.494 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là mức cao nhất đạt được trong một quý từ khi dịch bệnh bùng phát. Với con số lãi trước thuế 19 tỷ đồng, Vietnam Airlines chính thức có lãi trở lại kể từ đầu năm 2020 – thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát và hàng loạt đường bay phải tạm dừng khai thác.

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và biến động của thị trường nhưng đến cuối năm 2022, Vietnam Airlines đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa và khai thác 70% số đường bay quốc tế so với trước đại dịch. Các chỉ tiêu sản lượng vận chuyển đều vượt 7 – 8% kế hoạch năm. Đến hết quý 1/2023, toàn bộ mạng bay quốc tế của hãng đã khôi phục gần như hoàn toàn so với giai đoạn trước đại dịch.

Bà Kim Thị Thu Huyền - Thư ký Tổng công ty hàng không Việt Nam bày tỏ: “Với tình hình thị trường phục hồi và nỗ lực quyết liệt nhằm tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp, Vietnam Airlines tự tin sẽ hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch phục hồi hậu đại dịch, từ đó nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn, nâng cao năng lực tài chính và phát triển bền vững. Đây cũng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông – những người đã đồng hành, sát cánh cùng Vietnam Airlines trong suốt thời gian vừa qua”.

Bên cạnh các giải pháp đẩy mạnh khai thác và tăng doanh thu, việc cắt giảm chi phí tiếp tục được Vietnam Airlines thực hiện triệt để. Tổng chi phí Vietnam Airlines đã cắt giảm được trong năm 2022 đạt hơn 7.200 tỷ đồng.

Vietnam Airlines cũng đã chủ động kiến nghị các cơ quan Nhà nước xem xét kéo dài các chính sách hỗ trợ ngành Hàng không Việt Nam như giảm thuế bảo vệ môi trường, thực hiện trích khấu hao máy bay và phân bổ chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy bay phù hợp với thực tế khai thác năm 2022.

>> Hàng không hồi phục, doanh nghiệp dần thoát lỗ

Thách thức và cơ hội

Theo phân tích của công ty chứng khoán HSC, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đã công bố báo cáo “Triển vọng năng lượng ngắn hạn – tháng 5/2023” và hạ 29% dự báo giá nhiên liệu bay so với dự báo vào tháng 2/2023.

Dự báo giai đoạn 2023-2025, chi phí nhiên liệu giảm, cùng với số lượng hành khách cải thiện, nhờ thị trường quốc tế phục hồi, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, triển vọng của HVN sẽ tốt hơn đáng kể

Dự báo giai đoạn 2023-2025, chi phí nhiên liệu giảm, cùng với số lượng hành khách cải thiện, nhờ thị trường quốc tế phục hồi, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, triển vọng của HVN sẽ tốt hơn đáng kể

Cụ thể, giá nhiên liệu bay được dự báo sẽ giảm trong những quý tới với mức giao dịch bình quân trong năm 2023 và 2024 lần lượt là 102 USD/thùng và 94 USD/thùng, giảm đáng kể so với mức bình quân là 142 USD/thùng trong năm 2022. Dự báo mới trong giai đoạn 2023-2025, chi phí nhiên liệu giảm, cùng với số lượng hành khách cải thiện, nhờ thị trường quốc tế phục hồi, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, triển vọng của HVN sẽ tốt hơn đáng kể so với dự báo trước đó.

HSC cũng dự báo lỗ cốt lõi trong năm 2023 của HVN (không bao gồm tỷ giá và các khoản mục không thường xuyên khác) sẽ giảm đáng kể xuống 1.324 tỷ đồng so với 8.969 tỷ đồng trong năm 2022, chủ yếu do HSC hạ 19% dự báo giá nhiên liệu bay (tương đương giảm 7% dự báo chi phí/ghế luân chuyển của VNA xuống 1.691đ/ghế.km, giảm 14% so với cùng kỳ). Còn lỗ thuần trong năm 2023 của HVN được dự báo sẽ là 1.213 tỷ đồng (so với 10.452 tỷ đồng trong năm 2022).

“Tuy nhiên, chúng tôi dự báo số lượng hành khách trong năm 2023 của VNA sẽ tăng trưởng 24% đạt 22,5 triệu lượt khách, nhờ số lượng du khách quốc tế tăng trưởng 178%, còn số lượng hành khách nội địa sẽ đi ngang so với mức nền cao trong năm 2022.

Đặc biệt, chúng tôi kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ phục hồi vững chắc kể từ nửa cuối năm 2023 trở đi và nhu cầu bị dồn nén được giải tỏa từ thị trường này sẽ thúc đẩy số lượng du khách quốc tế đạt mức trước đại dịch trong q4/2023 và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2024”, các chuyên gia từ HSC cho biết.

Về triển vọng và rủi ro cần lưu ý với nhà đầu tư, HSC nhấn mạnh, trong ngắn hạn, HVN phải đối mặt với những khó khăn bao gồm: Nguy cơ lỗ thuần tăng so với quý trước do mùa thấp điểm trong quý 2/2023; và Rủi ro bị hủy niêm yết do vốn chủ sở hữu âm. Lỗ thuần quý 2/2023 của HVN nhiều khả năng sẽ tăng so với quý trước do lợi suất hành khách giảm trong mùa thấp điểm, khi xu hướng giảm giá vé máy bay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán và Quốc tế Lao động bắt đầu.

Đối với triển vọng dài hạn, rủi ro đầu tư chính đối với HVN là: Một, giá nhiên liệu bay cao hơn và lợi suất hành khách thấp hơn so với dự báo. Hai, lợi nhuận không thường xuyên tiềm năng từ các công ty con, do HVN đang tìm kiếm cơ hội thoái vốn công ty con để cải thiện dòng tiền và giảm lỗ thuần lũy kế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bị hạn chế giao dịch, tình hình hoạt động của HVN ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714314250 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714314250 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10