Biển Đông sẽ cân bằng?

Diendandoanhnghiep.vn Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên (AUKUS) sẽ tạo ra một sự biến đổi lớn về cái gọi là cân bằng sức mạnh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hơn 1 năm qua, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều nước ở Đông Nam Á lẫn Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… bị phân tâm. Trung Quốc đã lợi dụng tình hình nhằm củng cố vị thế kiểm soát nhiều hơn về mặt thực địa ở Biển Đông. Trung Quốc tăng cường lực lượng dân quân biển quấy rối Philippines, Việt Nam. Điển hình là vụ nhiều tàu dân binh biển của Trung Quốc hoạt động suốt nhiều tháng tại bãi Ba Đầu.

Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) đi gần một tàu không rõ quốc tịch trên Biển Đông ngày 14/4. Ảnh: Reuters

Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) đi gần một tàu không rõ quốc tịch trên Biển Đông ngày 14/4. Ảnh: Reuters

Đáng chú ý, chỉ trong năm nay, Trung Quốc đã có 2 động thái nhằm tăng quyền kiểm soát trên Biển Đông. Hồi đầu năm, Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh mới. Đến đầu tháng 9, chính quyền Trung Quốc áp dụng quy định mới trong Luật An toàn hàng hải.

Theo đó, với hai quy định mới này, lực lượng hải cảnh được phép nổ súng nhằm vào tàu nước ngoài hoạt động ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Cũng trong khu vực tuyên bố chủ quyền, các loại tàu thuyền đều phải khai báo khi hoạt động ở “lãnh hải” mà Bắc Kinh quy định.

Dưới thời ông Tập Cận Bình, Trung Quốc có những mục tiêu dài hạn để trở thành siêu cường "không thể tranh cãi" ở châu Á. Bằng các chiêu trò khác nhau, Bắc Kinh âm mưu tiến hành để dần dần độc chiếm vùng biển. Nên không có bất ngờ khi Biển Đông là khu vực nóng khi đang có những tranh chấp lãnh thổ phức tạp, và là điểm nóng gây bất ổn tiềm tàng.

Khu vực này không chỉ liên quan đến lợi ích an ninh sát sườn của các nước tiếp giáp với Biển Đông, mà còn liên quan đến lợi ích của các cường quốc biển lớn trên thế giới, trong việc đảm bảo tự do lưu thông và tự do hàng hải, trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế.

Ở chiều ngược lại, về cơ bản thì cả ông Trump và ông Biden đều đồng ý xem Trung Quốc là đối thủ lớn nhất và là mối đe dọa chiến lược của Mỹ trong giai đoạn hiện nay. Dù vậy, để giải quyết vấn đề này như thế nào thì hai người lại chọn hai hướng đi rất khác nhau. 

Nếu như ông Trump khi còn đương nhiệm có xu hướng đối kháng rõ ràng với Trung Quốc, dựa vào sức mạnh của nước Mỹ nhiều hơn, thì chính quyền ông Biden trong năm nay đã nhiều lần đánh tiếng sẽ theo đuổi chiến lược ngăn chặn tích hợp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tức sẽ dựa vào sự hỗ trợ từ mạng lưới đồng minh nhiều hơn.

Mới đây, lãnh đạo ba nước Mỹ - Anh - Úc cùng lúc công bố Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên (AUKUS) nhằm mục tiêu củng cố hợp tác an ninh - quân sự và ngoại giao, tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

AUKUS là sáng kiến đầu tiên của chiến lược này, đánh dấu sự thiết lập một thể chế đa phương do Mỹ lãnh đạo. Qua đó, chính quyền Tổng thống Biden dần dần thiết lập được một mạng lưới nhiều quốc gia cùng đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông.

Một trong những nội dung đáng chú ý của thỏa thuận này là Úc sẽ được Mỹ, Anh chuyển giao công nghệ và hỗ trợ mở rộng hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, bên cạnh việc cùng nhau đẩy mạnh phát triển các công nghệ quan trọng như trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và bảo mật an ninh mạng.

đ

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.

Liên quan đến vấn đề này, Úc, Anh và Mỹ thiết lập AUKUS, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao tổ chức theo hình thức trực tuyến chiều 23/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: “Việt Nam luôn theo dõi các diễn biến của tình hình trong khu vực. Chúng tôi cho rằng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia. Các nước cần có trách nhiệm đóng góp vào mục tiêu này”.

“Năng lượng nguyên tử, hạt nhân phải được phát triển và sử dụng vì mục đích hoà bình, phát triển kinh tế xã hội của các nước. Việc sử dụng và phát triển năng lượng nguyên tử, hạt nhân phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường” – bà Lê Thị Thu Hằng nói về việc Úc theo đuổi công nghệ tàu ngầm hạt nhân.

Có thể nói, từ trước tới nay, Mỹ luôn tuyên bố thực hiện hàng loạt các hoạt động tự do hàng hải và tự do hàng không trên Biển Đông và đây có thể được coi là một bước tiến trong chính sách của Mỹ về Biển Đông.

Và với thể chế đa phương AUKUS do Mỹ lãnh đạo, sẽ góp phần tạo thế cân bằng trên Biển Đông. Nó được xem như thêm thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép cũng như thúc đẩy các hoạt động tự do đi lại, bay qua tại các vùng biển quốc tế trên cơ sở tuân thủ Luật quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Song, mọi chiến lược vẫn không thể đạt được thành công thực sự nếu không can dự và được sự ủng hộ các nước tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này trong cuộc đấu tranh của họ nhằm bảo vệ nền kinh tế biển và bảo đảm chủ quyền của họ một cách ý nghĩa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biển Đông sẽ cân bằng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693198 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693198 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10