Biển Hội An hoang tàn (Bài 2): Hệ lụy từ đâu?

TUẤN VỸ 25/11/2020 05:00

Biển Hội An ngày càng sạt lở nghiêm trọng, ngoài tác nhân từ sóng và gió thì vẫn còn phải gánh nhiệu hậu họa do tác nhân là con người.

Sau nhiều lần đánh giá, kè chắn để giữ biển nhưng biển Hội An vẫn tái diễn sạt lở khiến người dân lo lắng.

Quy luật tự nhiên

Nhiều ý kiến cho rằng việc sạt lở và bồi lắp chính là quy luật của tự nhiên cho nên con người cần phải hiểu và đừng cố gắng can thiệp. Việc can thiệp của con người sẽ càng làm cho những hệ lụy kéo dài và thêm phần nghiêm trọng.

Theo Tiến sỹ Ngô Anh Đào - An nhiên Farm thì cần phải nghiên cứu về dòng chảy con nước của các dòng sông đổ ra biển. Theo Tiến sỹ Đào, đó là một trong những tác nhân quan trọng gây nên sạt lở ở cửa biển bên cạnh những tác nhân sóng và gió.

Biển Hội An ngày càng xâm thực mạnh mẽ, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Biển Hội An ngày càng xâm thực mạnh mẽ, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Ngoài ra, chúng ta phải có thái độ “thuận thiên”, hợp theo ý trời. Kể cả sạt lở tại khu vực bờ sông hay bờ biển thì chúng ta cũng phải có thái độ hợp tác, như thế mới giảm được những thiệt hại. Bởi hiện tại chúng ta đang chống lại thiên nhiên để giữ được đất, cứ khư khư muốn dành lại những gì đã lấn chiếm mà không nghĩ đến hậu quả. Cứ thế dồn bao nhiêu công sức, tiền bạc để chống sạt lở nhưng vẫn chưa thể khắc phục được.” Tiến sỹ Ngô Anh Đào phân tích.

Ngoài ra, Tiến sỹ Ngô Anh Đào cũng cho rằng chính những hoạt động lấn chiếm của con người đã khiến yếu tố đất tăng lên, yếu tố nước giảm đi. Việc can thiệp của con người vào thiên nhiên hiện nay đã mang lại nhiều hậu quả, kéo theo các hiệu ứng domino khác.

“Có thể nói, việc cố gắng chống lại thiên nhiên mà không đề phòng hậu quả, đã mang lại những hệ lụy. Khi quy luật tự nhiên bị phá vỡ thì hậu quả sẽ đến, chúng ta chỉ tốn thêm tiền của để vá vào thôi. Tuy nhiên, chỉnh trị thế nào cho hợp lý mới là quan trọng. Bởi, việc kiến cố hóa bờ biển đang được thế giới loại dần do không có hệ sinh thái sống ở đó.” Tiến sỹ Ngô Anh Đào nói thêm.

Tác nhân con người

Ngoài những nguyên nhân từ thiên nhiên dân đến việc sạt lở nghiêm trọng tại biển Hội An, những tác động từ bàn tay con người cũng góp phần không nhỏ cho trong việc biển mang đất đi qua từng năm. Và nếu như không có sự điều chỉnh kịp thời, có lẽ sự việc sẽ càng nghiêm trọng hợn thì thời tiết ngày đang có nhiều diễn biến xấu.

Theo nguyên Bí thư thành ủy Hội An Nguyễn Sự thì hiện tại các khu vực sạt lở đều tại các cửa biển như Cửa Tùng, Cửa Việt, Cửa Thuận An, Cửa Đại, Cửa Lở,... Nhưng theo ông Sự, phải tìm hiểu nguyên nhân rằng tại sao các bãi ngang sẽ lở, mà lở lấy đất đi một cách kinh khủng.

Ông Sự cho rằng nguyên nhân chính tác động cho biển lở là do dòng chảy của sông thay đổi. Việc phá rừng nơi đầu nguồn đã gây ra những hậu quả khôn lường, đó là nguyên nhân làm thay đổi dòng chảy. Việc sóng và gió có tác động đến sạt lở là điều hiển nhiên, nhưng không thể cứ đổ hết cho sóng, gió được.

“Chúng ta loay hoay sửa dưới chân tường nhưng trong khi nhà đã dột trên nóc. Cầu Cửa Đại cũng là một nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy quá trình sạt lở diễn ra nhanh bằng những cây trụ. Rồi dự án trông dừa nước dưới cầu Cửa Đại lấn ra nửa sông cũng thế, tôi cảm thấy vô cùng lạ. Dòng chảy bị đẩy qua phía Nam mang theo bùn đất, bên này không có bùn đất thì bị lấy đi thôi. Sau khi tôi phản ứng thì đã nhổ đi 50% diện tích trồng dừa”. Ông Nguyễn Sự nói.

Nguyên nhân chính tác động cho biển lở là do dòng chảy của sông thay đổi, bắt nguồn từ việc phá rừng nơi đầu nguồn.

Nguyên nhân chính tác động cho biển lở là do dòng chảy của sông thay đổi, bắt nguồn từ việc phá rừng nơi đầu nguồn.

Ngoài ra, nguyên Bí thư thành ủy Hội An cho rằng việc sạt lở đã diễn ra từ hàng chục năm về trước nhưng không nghiệm trọng như bây giờ. Trước đó vào những năm 1998-1999 thành phố Hội An đã thực hiện di dời dân tại khu vực sạt lở tại khu vực biển An Bàng vào sâu bên trong.

Cũng theo ông Sự, trước đó 5 năm vị này cũng đã cảnh báo sạt lở ở Thôn 2 Cẩm Thanh thì đến hôm nay đã sạt lở rồi. Khi con người làm việc không đã không màng đến quy luật của tự nhiên, cho nên hậu quả ngày hôm nay đã đến. Cho nên việc nghiên cứu chỉnh trị cửa biển vẫn là ưu tiên số một bởi dòng chảy đã bị thay đổi.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết hiện tại đường bờ biển Hội An đã phân chia hết cho doanh nghiệp quản lý, đã có hàng loạt các resort ở biển, nhiều tài sản của dân và doanh nghiệp ở đó.

“Nếu được quay trở lại có thể thành phố sẽ không cho xây dựng các dự án ven, nhưng giờ phóng lao đành phải theo lao. Trước mắt phải giữ lại bờ biển, vì ở đó đã có nhiều tài sản của dân, của doanh nghiệp.” Ông Nguyễn Văn Sơn nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Biển Hội An hoang tàn (Bài 1): Sống chung với nỗi lo sợ

    Biển Hội An hoang tàn (Bài 1): Sống chung với nỗi lo sợ

    14:34, 23/11/2020

  • Mỹ, Đức và Anh bắt đầu tiêm chủng vắc xin COVID-19 vào tháng 12

    Mỹ, Đức và Anh bắt đầu tiêm chủng vắc xin COVID-19 vào tháng 12

    14:44, 23/11/2020

  • Công ty Mỹ chế tạo máy bay siêu thanh 7.400 km/h

    Công ty Mỹ chế tạo máy bay siêu thanh 7.400 km/h

    13:20, 23/11/2020

  • Tiền Giang:

    Tiền Giang: "Sắc vóc" từ chương trình Nông thôn mới

    11:51, 23/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Biển Hội An hoang tàn (Bài 2): Hệ lụy từ đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO