BigTech có thể bị phá vỡ?

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà quản lý nước Mỹ đang cố gắng ra sức kiềm chế sức mạnh của các công ty BigTech nhưng có lẽ họ không nghĩ “con quái vật” BigTech ghê gớm đến độ mức độ nào.

Tầm vóc của BigTech

Tuần trước, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và liên minh các bang nước Mỹ đệ đơn kiện Facebook và trước đó hồi tháng 10 là vụ việc của Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) chống lại Google.

BigTech có thể bị phá vỡ?

Facebook đang đối mặt vụ kiện lịch sử.

Trên thực tế, bốn “gã khổng lồ” công nghệ - Facebook, Google, Amazon và Apple – cùng với Microsoft đang tạo thành cái gọi là BigTech. Những ông lớn này chia sẻ quyền lực khổng lồ, tài nguyên khổng lồ, lý tưởng cao đẹp và cũng không ít những “lùm xùm” quanh cách ứng xử của họ với người dùng và các công ty nhỏ hơn. 

Nhưng có một thực tế rằng, sức mạnh và tầm vóc của BigTech là vô song. Sản phẩm và dịch vụ của họ tiếp cận mọi ngõ ngách trong cuộc sống của chúng ta.

Google, có sứ mệnh "tổ chức thông tin của thế giới, làm cho thông tin hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu", kết nối mọi người với thông tin nhưng đồng thời Google kiểm soát hầu hết quyền truy cập thông tin.

Trong khi đó, nhiệm vụ của Facebook là "mang thế giới đến gần nhau hơn" thông qua mạng xã hội của mình: kết nối mọi người với nhau và cũng từ đó, Facebook kiểm soát quyền truy cập của mọi người.

Mục tiêu của Amazon là "liên tục nâng cao trải nghiệm của khách hàng", cùng với đó là khả năng kết nối và kiểm soát quyền truy cập của mọi người với hàng hóa.

Nhiệm vụ của Apple theo một định nghĩa rất đơn giản đó là "tạo ra những sản phẩm tuyệt vời", được mô tả là mang đến cho mọi người những thiết bị tốt nhất để biến tất cả những điều trên thành có thể. Apple dẫn đầu thị trường thiết bị cao cấp và trên những thiết bị đó, họ có quyền kiểm soát gần như toàn bộ.

Còn Microsoft họ vẫn đang kiểm soát hầu hết màn hình nền văn phòng. Họ thống trị thị phần hệ điều hành máy tính để bàn (Microsoft Windows) và phần mềm văn phòng (Microsoft Office).

Theo một thống kê mới nhất, vốn hóa thị trường kết hợp của Big Tech hiện là khoảng 7 nghìn tỷ USD hoặc tương đương gần một phần ba tổng giá trị của S&P 500.

“Không có công ty nào nên có nhiều quyền lực như thế”, Tổng chưởng lý bang New York Letitia James cho biết khi thông báo về vụ kiện Facebook của các bang.

Mối quan hệ tương hỗ của BigTech

Nhưng chính bản thân các “ông lớn” này cũng có những mối quan hệ chồng chéo và cạnh tranh quyết liệt với nhau để tạo ra một sự kiềm chế phức tạp lẫn nhau.

Microsoft đang gia tăng sức ép với Amazon trên thị trường điện toán đám mây.

Microsoft đang gia tăng sức ép với Amazon trên thị trường điện toán đám mây.

Hệ điều hành di động Android của Google thách thức iOS của Apple, trong khi Apple và Facebook luôn tranh cãi với nhau về vấn đề bảo vệ quyền riêng tư.

Facebook và Google là đối thủ “không đội trời chung” trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Trong khi Amazon, Google và Microsoft đều là “kẻ thù” của nhau trong thị trường dịch vụ đám mây đang phát triển.

Cả Facebook và Google đều bán quảng cáo. Cùng với nhau, họ được dự đoán sẽ thu về khoảng 52% tổng số tiền quảng cáo kỹ thuật số của Hoa Kỳ trong năm nay (theo eMarketer).

Amazon là một nhà bán lẻ đồng thời điều hành một thị trường cho những người bán khác. Họ cũng có một mảng kinh doanh dịch vụ đám mây khổng lồ (75 tỷ USD doanh thu trong quý đầu tiên của năm 2020).

Apple bán phần cứng nhưng họ cũng đang xây dựng doanh thu từ dịch vụ với hơn 13 tỷ USD trong quý gần đây nhất, làm cho dòng đó lớn hơn mảng kinh doanh Mac và iPad.

Sau cùng, sẽ rất khó lay chuyển được BigTech

Có thể nói, trong mọi ngóc ngách của thị trường kỹ thuật số đang phát triển - từ trò chơi và thực tế ảo đến các thiết bị "internet vạn vật" cùng trí tuệ nhân tạo – AI, các công ty này đều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của nhau.

Mạng lưới cạnh tranh rối rắm này đang đặt ra một sự vụ vô cùng khó khăn cho các việc chống độc quyền của chính phủ Mỹ. Họ phải xác định một thị trường mà một công ty cụ thể đang độc quyền đủ rộng để cuộc chiến trở nên quan trọng nhưng đủ hẹp để yêu sách "độc quyền" được nắm giữ.

Trong lịch sử về chống độc quyền trước đây của giới công nghệ, các vụ kiện chống lại IBM và Microsoft, chính phủ Mỹ thường nhắm vào các công ty thống trị duy nhất nhưng ở thời điểm này, điều đó là không thể!

Bối cảnh công nghệ ngày nay, Facebook, Google, Amazon, Apple và Microsoft đều có sức mạnh đáng kể và mỗi người được cho là nắm giữ quyền lực độc quyền nào đó. Nhưng họ đều lấn sân sang làn đường của nhau và điều đó khiến các công tố viên, nhà phê bình và các đối thủ nhỏ hơn khó chứng minh rằng cạnh tranh đã bị đè bẹp và người tiêu dùng bị tổn hại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết BigTech có thể bị phá vỡ? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713929508 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713929508 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10