Trong khi các dự án BOT (Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao) do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quản lý đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt những sai phạm thì tại các địa phương, dự án (DA) BOT vẫn đang được coi là “miếng bánh” sinh lời để nhà đầu
Khoảng hơn 10 năm trở về trước, Bình Phước đã có chủ trương kêu gọi đầu tư, nâng cấp (QL) 13 và QL 14 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Phước theo hình thức BOT.
“Gồ ghề “ BOT
Mặc dù là đường QL, nhưng hai tuyến giao thông này được UBND tỉnh Bình Phước đứng ra kêu gọi nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức BOT. Và cũng chính vì điều đó mà có tới 4 dự án được chia đều hai tuyến QL để đầu tư thực hiện.
Với dự án BOT tuyến QL 13 từ Km62+700 (cầu Tham Rớt – tỉnh Bình Dương) đến thị trấn An Lộc dài 32,3km, được Công ty CP Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Bình Phước làm chủ đầu tư. Dự án được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2008 bắt đầu thu phí BOT. Và 3 dự án còn lại được ký kết thực hiện đầu tư trong các năm 2009, 2010. Tuy nhiên, ở thời gian đó gặp phải đúng thời kỳ khủng hoảng kinh tế, cả 3 dự án này rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài.
Đến năm 2013, trên tuyến QL 14 dự án BOT đoạn từ Cây Chanh – cầu 38 do gặp khó khăn, tỉnh Bình Phước đã không có đủ vốn đối ứng nên được Bộ GTVT dùng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư; DA BOT QL 14 đoạn Cầu 38 – Đồng Xoài đã buộc phải điều chỉnh thu hẹp mặt đường để giảm chi phí đầu tư và đến nay dự án đã đưa vào sử dụng nhưng chủ đầu tư và tỉnh Bình Phước vẫn chưa thống nhất được về chi phí đầu tư, chưa quyết toán công trình.
Riêng dự án BOT QL 13 đoạn từ thị trấn An Lộc đến ngã tư Chiu Riu (đi qua thị trấn Lộc Ninh) có chiều dài 32,77 km được ký hợp đồng từ tháng 11/2010 nhưng đến cuối năm 2016 mới hoàn thành giai đoạn I và đưa vào thu phí; giai đoạn II còn hơn bảy km đi qua thị trấn Lộc Ninh hiện vẫn đang tiếp tục thực hiện.
Nỗi đau nối dài
Nói về tuyến QL 13, ông Hoàng Nhật Tân, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh nhận định: “Giờ đây tuyến đường cơ bản đã được hoàn thành, việc đi lại của người dân đã bớt khổ”. Tuy nhiên, việc chậm trễ thi công kéo dài của các DA BOT là do chủ đầu tư yếu về nguồn lực tài chính và vướng vào công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).
Tuy nhiên, khi nói về tuyến đường này, một cán bộ tại huyện Lộc Ninh lại cho rằng: thoát khỏi cảnh ổ gà, ổ voi, bụi bặm trên đường thì người dân Lộc Ninh lại phải chịu thêm sự đau khổ khi phải trả cước phí gần ngang với tiền đổ xăng cho một chuyến xe đi từ huyện lên tỉnh. Với 58,280 km đường BOT nhưng có đến ba trạm thu phí, với mức thu cước phí loại phương tiện ô tô thấp nhất dưới 12 ghế ngồi, xe tải có trọng tải dưới hai tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng phải trả 55.000 đồng/ba trạm. Thực tế, nỗi khổ của người dân khi tham gia giao thông trên tuyến QL 13 kéo dài từ khi triển khai đầu tư và nỗi đau này đang tiếp tục kéo dài thêm vì phải đóng phí quá cao.
DĐDN sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc ở kỳ sau