Bộ Công Thương đề nghị đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Công Thương vừa có văn bản số 2593/BCT-HC gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, sửa đổi quy định tại Luật thuế 71 đối với sản xuất phân bón.

Hiệp hội phân bón Việt Nam đã kiến nghị báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để sửa đổi Luật số 71/2014/QH13, trong đó đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất từ 0 – 5%. 

Tại khoản 1 điều 3, luật số 71/2014/QH13, phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp… là mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), có nghĩa là doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào, kể cả thuế giá trị gia tăng của hàng hoá mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định dùng cho sản xuất phân bón, toàn bộ chi phí phát sinh được các doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất, làm tăng giá thành sản xuất phân bón.

Theo con số mà Hiệp hội Phân bón Việt Nam thu thập được sau khi Luật 71 có hiệu lực, giá trung bình các loại phân đạm tăng 6,7 - 7%, supe lân tăng 5,9 - 6,2%, DAP tăng 7,0 - 7,3%, NPK tăng 5,0 - 5,5%, lân nung chảy tăng 6,0 - 7,0%.

Bộ Công Thương đề nghị đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT

Bộ Công Thương đề nghị đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT

Tăng chi phí sản xuất sẽ giảm sức cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, người nông dân sẽ phải mua phân bón với giá cao hơn do phải chịu cộng thuế giá trị gia tăng đầu vào. Theo các số liệu thống kê, số thuế giá trị không được khấu trừ tình vào chi phí của doanh nghiệp năm 2018 của một số đơn vị như Công ty cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc trên 141 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình 113 tỷ đồng, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao 142 tỷ đồng, Tổng công ty phân bón và hoá chất dầu khí (PVFCCo) 300 tỷ đồng.

Với kiến nghị của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Bộ Công Thương cho rằng: Phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng đã gây nhiều ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

Theo Bộ Công thương, việc quy định phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không những không tạo điều kiện cho người nông dân được hưởng giá phân bón thấp mà vô hình chung đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu, tăng sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, dẫn tới khả năng nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng sản xuất. Đây là thiệt thòi lớn cho ngành Công nghiệp trong nước, ảnh hưởng đến an ninh lượng thực quốc gia và lãnh phí nguồn lực xã hội.

Theo quan điểm của Bộ Công Thương, việc sửa đổi, điều chỉnh quy định theo hướng đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là cần thiết, nhất là trong thời điểm doanh nghiệp đang chịu khó khăn kéo dài do tác động của một số chính sách và tác động của dịch COVID-19 thì việc điều chỉnh là phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 27/2/2020 về phòng, chống COVID-19, phù hợp với quy định chung về thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất phân bón của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trên cơ sở đó, để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho ngành sản xuất phân bón trong nước duy trì và phát triển ổn định, bền vững, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng từ 0 – 5% và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét và phê chuẩn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương đề nghị đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế GTGT tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711703300 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711703300 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10