Bộ Giao thông nói gì về đề xuất mua lại cổ phần ACV?

Thy Hằng - Đinh Thanh 04/09/2019 19:25

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đề xuất để ACV 100% vốn nhà nước sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng cho hoạt động hàng không, nếu được thông qua đề án mới xác định nguồn kinh phí và lộ trình mua.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, trước đây khi chưa cổ phần hóa Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), tất cả công tác quản lý, khai thác, đầu tư, nâng cấp, cải tạo đường bay thuộc trách nhiệm của ACV trên cơ sở hạch toán.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết đề xuất mua lại cổ phần ACV chỉ là mộ phương án trong đề án quy hoạch tổng thế hạ tầng hàng không trong dài hạn.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết đề xuất mua lại cổ phần ACV chỉ là một phương án trong đề án quy hoạch tổng thế hạ tầng hàng không trong dài hạn.

Nguồn kinh phí khó khăn

Nhưng sau cổ phần hóa từ 1/4/2016, do liên quan đến vấn đề an ninh, những khu bay như đường băng, đường lăn thuộc tài sản Nhà nước nên Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí cải tạo, nâng cấp.

“Việc lập kế hoạch trung hạn 2016-2020 là thời gian giao thời và nguồn kinh phí khi đó rất khó khăn nên việc cải tạo này không nằm trong kế hoạch”, ông Đông thông tin.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, đến đầu 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 44 về quản lý tài sản hàng không, giao Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng phương án bàn giao tài sản hàng không.

Tháng 7, Bộ GTVT trình Thủ tướng và vẫn kiến nghị giao ACV tài sản khu bay trong 2020-2025, sau đó sẽ tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế lâu dài hơn theo hình thức nhượng quyền đối với khu bay này.

Đồng thời, Bộ GTVT kiến nghị dùng nguồn vốn khác nhau như vốn Nhà nước, vốn tư nhân để khai thác khu bay hay nguồn vốn do ACV huy động.

Tuy nhiên, trước mắt đề án chưa được phê duyệt, trong khi việc xuống cấp, hư hỏng cục bộ đường băng đã được phản ánh, hiện ACV vẫn quản lý, khai thác nên ACV vẫn đang sữa chữa, khắc phục để đảm bảo an toàn bay.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ GTVT kiến nghị mua lại toàn bộ cổ phần ACV

    11:00, 03/09/2019

  • Bộ GTVT muốn giao ACV đầu tư mở rộng cảng hàng không Điện Biên

    12:45, 23/08/2019

  • Xin đầu tư sân bay Long Thành, ACV "xoay xở" nguồn vốn như thế nào?

    00:45, 23/08/2019

  • ACV kiến nghị tự đầu tư sân bay Long Thành, không dùng vốn ODA

    17:01, 09/08/2019

  • ACV: Đã trình Báo cáo nghiên cứu khả thi sân bay Long Thành

    14:16, 16/07/2019

  • ACV chuẩn bị kinh phí xây dựng nhà ga T3

    23:02, 15/04/2019

  • Vì sao "siêu uỷ ban" quản lý vốn chuyển dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất cho ACV?

    14:55, 08/04/2019

Để ACV là doanh nghiệp nhà nước

Về đề xuất mua lại cổ phần ACV để ACV trở lại là doanh nghiệp nhà nước, ông Đông cho biết, dự thảo Đề án giao quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do nhà nước đầu tư quản lý có kiến nghị từ nay đến năm 2025 tiếp tục giao cho ACV đầu tư quản lý, sau đó sẽ có đánh giá.

Trong đề án đó cũng có phương án xác định ACV là 100% vốn nhà nước sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng cho hoạt động hàng không. Xem xét lộ trình mua lại cổ phần vốn của các cổ đông ngoài nhà nước.

“Tuy nhiên đây chỉ là một trong những đề xuất, nếu được thông qua đề án tổng thể này mới có lộ trình mua gom hay sử dụng vốn mua cổ phần từ đâu”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.

Trên thực tế, sau khi cổ phần hoá ACV, các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được chuyển lại về nhà nước quản lý, việc bố trí kinh phí do công tác bảo trì thuộc trách nhiệm nhà nước.

Điều đáng nói, từ 2016 đến nay, việc bảo trì, đầu tư, nâng cấp hạ tầng khu bay rất khó khăn, do nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn trung hạn 2016 - 2020 cho bảo trì cũng như vốn nâng cấp cải tạo kết cấu hạ tầng hàng không.

Hiện các đường cất hạ cánh, đường lăn tại các cảng hàng không có công suất khai thác lớn như Tân Sơn Nhất, Nội Bài đã vượt tần suất khai thác so với tính toán thiết kế ban đầu, xuất hiện các hư hỏng có nguy cơ uy hiếp an toàn bay và cần phải được đầu tư nâng cấp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bộ Giao thông nói gì về đề xuất mua lại cổ phần ACV?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO