Thông qua Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2022, ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, có nhiều nội dung quan trọng mà TP Cần Thơ và các tỉnh trong vùng cần quan tâm giải quyết.
>>>Đảo ngược bốn xu hướng của ĐBSCL
Phát biểu tại Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2022, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đánh đánh giá cao nỗ lực của VCCI đã tiên phong trong việc xây dựng báo cáo kinh tế của vùng. Ông cho rằng, đây là báo cáo vùng đầu tiên và duy nhất trên cả nước, được thực hiện hàng năm, cho thấy sự quan tâm không chỉ của Đảng, Nhà nước, mà giới chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp cũng đang chú ý đến sự phát triển của ĐBSCL.
“Báo cáo năm 2022, lựa chọn Chủ đề “Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp” tập trung nghiên cứu về Chuyển đổi nông nghiệp, Đánh giá tác động của Quy hoạch tích hợp ĐBSCL đến năm 2030 tầm nhìn Đến năm 2050 bám sát với Quy hoạch tích hợp vừa qua Chính phủ phê duyệt, sẽ rất hữu ích cho công tác rà soát, hoàn thiện lại Quy hoạch chi tiết của TP Cần Thơ để sớm trình Chính phủ phê duyệt”, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường
Thông qua một số kết quả của báo cáo, ông Trường cho rằng, có nhiều nội dung quan trọng mà thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong vùng cần quan tâm giải quyết, cụ thể:
Thứ nhất, 03 thách thức quan trọng mà vùng ĐBSCL đang đổi một là: kinh tế, xã hội và môi trường. Mặc dù những thách thức này đã được đề cập thời gian qua nhưng đúc kết cho thấy, để “phá vỡ” vòng xoáy này là một trong những mẫu chốt cần có sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong vùng, chứ không chỉ riêng của TP Cần Thơ.
Thứ hai, nông nghiệp, duy trì mức tăng trưởng dương trong hai năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, chỉ có ngành Nông nghiệp thì không đủ sức vực dậy nền kinh tế của ĐBSCL, vì hai khu vực còn lại chiếm hơn 70% GDP của vùng. Với ”nghịch lý” tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp cao hơn hẳn so với công nghiệp và dịch vụ càng khẳng định điểm hạn chế rất lớn của vùng kinh tế.
Trong dài hạn, nhất định tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế không đến từ nông nghiệp mà đến từ sự chuyển đổi cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, mọi nỗ lực tháo gỡ những nút thắt cản trở sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của ĐBSCL là điều kiện cần thiết để phát triển.
>>>Nếu không tìm được mô hình phát triển mới, ĐBSCL sẽ khó có sự thay đổi lớn
>>>ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi
"Tôi thống nhất với đánh giá này, Cần Thơ đã có kế hoạch tập trung phát triển các hạ tầng cho ngành thương mại dịch vụ, kết nối với cả vùng ĐBSCL như Trung tâm Logistics hạng II, Trung tâm liên kết sản xuất chế biển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL, đô thị sân bay”, ông Trường cho biết.
Thứ ba, sự bùng nổ của Công nghiệp chế biến nông thủy sản trong thập niên 2000 đã không tạo được sự đột phá cho kinh tế của vùng. Đông góp của ĐBSCL cho công nghiệp chế biển – chế tạo của cả nước ngày một suy giảm. Phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, bứt phá trong ngành công nghiệp chế biến trong thời gian tới.
Ông cho rằng, Quy hoạch tích hợp ĐBSCL đã xác định được không gian và phân rõ các tiểu vùng, địa phương phải tập trung cho từng lĩnh vực. Nếu triển khai đúng theo quy hoạch, thì ngành công nghiệp chế biến sẽ có cơ hội phát triển tích cực, là điều kiện đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng.
Thứ tư, ĐBSCL là vùng duy nhất trong cả nước có xu hướng giảm số lượng lao động ở tất cả các năm trong giai đoạn 2017 – 2021. Về lao động, chênh lệch lớn về mức sống và cơ hội việc làm giữa hai vùng Đông và Tây Nam Bộ vẫn tồn tại thì làn sóng di cư ở ĐBSCL vẫn sẽ tiếp diễn.
"Đây là thách thức xã hội đang đặt ra, chúng ta cần giải quyết. Tình trạng di dân kéo dài trong thời gian qua, phần lớn là thiếu việc làm, mà việc làm là xuất phát từ phát triển doanh nghiệp và các dự án đầu tư cũng như quá trình đô thị hóa chậm. Báo cáo thường niên năm 2022 chỉ ra, đó là hạ tầng yếu kém. Chính phủ cũng đã quan tâm đầu tư lớn cho phát triển giao thông của vùng”, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Đảo ngược bốn xu hướng của ĐBSCL
12:31, 01/08/2022
Nếu không tìm được mô hình phát triển mới, ĐBSCL sẽ khó có sự thay đổi lớn
11:59, 01/08/2022
ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi
09:17, 01/08/2022
Trung tâm nông sản ĐBSCL: Mô hình nào phù hợp?
04:01, 12/07/2022
Trung tâm nông sản ĐBSCL: Băn khoăn nguồn nguyên liệu
10:01, 11/07/2022
"Nhạc trưởng" cho liên kết phát triển ĐBSCL
01:49, 22/06/2022