Việc nhiều doanh nghiệp đang tiếp tục triển khai mạnh mẽ các phương tiện điện không thải khí đang hứa hẹn bùng nổ xu hướng vận chuyển mới trong tương lai.
Mới đây, công ty Overair ở California ra mắt mẫu máy bay điện có thể chở 5 hành khách và 500 kg hàng hóa mang tên Butterfly. Đây là mẫu máy bay vận hành hoàn toàn bằng điện với tầm hoạt động hơn 160 km và tốc độ tối đa 321 km/h.
Phương tiện không thải khí carbon, sở hữu thiết kế chắc chắn giúp chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Máy bay Butterfly có thể chở 5 hành khách, một phi công và khối lượng hàng hóa lên tới gần 500 kg.
Theo Ben Tigner, với diện tích đĩa lớn cho phép máy bay sử dụng ít năng lượng hơn ở giai đoạn bay lơ lửng, Butterfly chỉ dùng bộ pin thay vì kết hợp lai xăng điện như một số máy bay khác. Dòng máy bay điện này cũng sử dụng cấu hình vector đẩy để tăng hiệu quả khi bay lơ lửng và bay hành trình.
Đồng thời, an toàn cũng là yếu tố quan trọng mà đội ngũ của Overair tập trung vào khi thiết kế Butterfly. Jim Orbon, quản lý chương trình ở Overair, cho biết Butterfly có thể hạ cánh chỉ với hai cánh quạt đang hoạt động.
Dự kiến, Butterfly hoạt động như máy bay có người lái nhưng sẽ chuyển sang vận hành tự động trong tương lai. Phương tiện trang bị hệ thống điều khiển điện tử. Máy tính sẽ kiểm soát hoạt động của máy bay và phi công chỉ cấp nhập lộ trình bay theo ý muốn. Overair sẽ bổ sung thêm các cảm biến và thiết bị liên lạc để hoàn thiện hệ thống.
Trước đó, hãng chuyển phát nhanh DHL Express đã đặt hàng 12 máy bay chở hàng bằng điện với nhà sản xuất Eviation. Máy bay điện mang tên Alice của hãng này có thể được điều khiển bởi một phi công duy nhất và vận chuyển được đến 1,2 tấn hàng hóa. Thời gian sạc cho mỗi giờ bay là khoảng 30 phút và có thể bay xa nhất là 815 km.
Các chuyên gia nhận định, “taxi bay”, máy bay điện, loại máy bay điện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) hoạt động ở các chặng bay ngắn đang mở ra xu hướng mới cho mới cho ngành vận chuyển hàng không toàn cầu khi đòi hỏi vốn đầu tư khá ít cho cơ sở hạ tầng tại các trạm.
Theo Darrell Swanson, người điều hành công ty tư vấn riêng của mình chuyên về ngành công nghiệp taxi bay đánh giá, máy bay điện sẽ là giải pháp hữu hiệu để giải quyết thực trạng quá tải giao thông đô thị hiện nay cùng các thách thức môi trường do biến đổi khí hậu gây ra. Về quy định, ban đầu vẫn cần một phi công lái trực thăng đầy đủ giấy phép nhưng theo thời gian, phương tiện này sẽ bay hoàn toàn tự động.
Dự tính, vào năm 2035, các hãng vận chuyển bằng máy bay điện có thể phục vụ một thị trường trị giá 300 tỷ USD, hứa hẹn làm bùng nổ thị trường vận chuyển tầm ngắn, nhanh, yên tĩnh, không phát thải.
“Có rất nhiều khách hàng tiềm năng ở các siêu đô thị sẽ lựa chọn dịch vụ taxi bay, những người có thể muốn tránh cảnh kẹt xe khi đi đến sân bay hoặc đi nghỉ ngơi ở vùng ngoại ô vào dịp cuối tuần. Taxi bay sẽ giúp mọi người di chuyển nhanh hơn mà vẫn đảm bảo an toàn”, chuyên gia này cho biết.
Tuy nhiên, vẫn cần thời gian để các nhà nghiên cứu tìm cách thức để máy bay điện sẽ hoạt động trong thời tiết xấu. Đồng thời, hầu hết các loại máy bay điện không thể bay rất xa khi công nghệ pin chỉ có thể cho phép chúng bay trong khoảng nửa giờ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ pin để mang lại những đột phá lớn hơn, cũng như tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trong tương lai.
Cho đến nay, vẫn chưa có “taxi bay” nào được cấp giấy phép vận hành thương mại nhưng Cơ quan An toàn hàng không Liên minh châu Âu (EASA) dự kiến sẽ cấp phép cho loại máy bay này sớm nhất là vào năm 2024.
Có thể bạn quan tâm
Tham vọng lớn của LG ở mảng xe điện
03:33, 17/08/2021
Xe điện “Made in ông Tâm”
04:00, 31/07/2021
Sốc với mức lãi từ mẫu xe điện bán chạy nhất Trung Quốc
16:44, 13/07/2021
Khuyến nghị chính sách phát triển ngành ôtô-xe điện Việt Nam
04:00, 11/07/2021
Honda làm xe điện, nhưng do… GM sản xuất
11:28, 03/07/2021
Công nghiệp xe điện- Kỳ I: Ẩn họa ô nhiễm môi trường
11:00, 03/06/2021