Cà Mau thúc đẩy phát triển kinh tế số

THÙY LINH 20/01/2024 06:15

Tỉnh Cà Mau đã và đang tiếp tục thay đổi nâng cao nhận thức của doanh nghiệp người dân, qua đó thúc đẩy nhanh thương mại số phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Xác định chuyển đổi số đang là nhu cầu và xu thế của kinh tế số, tỉnh Cà Mau đã và đang tiếp tục thay đổi nâng cao nhận thức của doanh nghiệp người dân, qua đó thúc đẩy nhanh thương mại số phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Cà Mau phát triển.

 Lãnh đạo tỉnh Cà Mau tham quan các mô hình về công nghệ số do VNPT cung cấp.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau tham quan các mô hình về công nghệ số do VNPT cung cấp.

Phát triển kinh tế số ngày càng được chính quyền, người dân, doanh nghiệp quan tâm, coi đây là động lực phát triển mới của Cà Mau.

Chuyển đổi số đồng bộ

Nhằm nâng cao chất lượng công tác chuyển đổi số trên địa bàn, cải thiện chỉ số chuyển đổi số quốc gia (DTI), từ đầu năm đến nay, tỉnh Cà Mau đã tập trung triển khai nâng cấp hạ tầng công nghệ; an ninh, an toàn, bảo mật; dữ liệu và nguồn lực triển khai… Ðồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các “điểm nghẽn” trong thực hiện các nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao chỉ số chuyển đổi số của tỉnh.

Tỉnh đã hoàn thành việc hợp nhất Cổng DVC với hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh thành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung duy nhất của tỉnh. Trên cơ sở hoàn thành việc kết nối hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tỉnh đã phân quyền cho khoảng 600 công chức, viên chức bộ phận một cửa các cấp. Theo đó, đã hoàn thành kết nối với chia sẻ dữ liệu trên nhiều lĩnh vực.

Để thúc đẩy kết nối, khai thác dữ liệu số tạo ra giá trị mới trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Cà Mau đã triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP). Ðến nay, có 8/11 ứng dụng có dữ liệu dùng chung đã được kết nối, sử dụng qua trục LGSP...

Ông Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau cho biết, phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, các nền tảng số được phổ biến rộng rãi đến người dân. Toàn tỉnh có 883/883 ấp, khóm có Tổ công nghệ số cộng đồng, với số lượng 4.623 thành viên. Các thành viên của Tổ công nghệ số đã tích cực cập nhật thông tin, kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số để tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân có thể tiếp cận với các ứng dụng, nền tảng số một cách dễ dàng, nhất là ứng dụng chính quyền điện tử CaMau – G, cài đặt và đăng ký mã định danh điện tử mức độ 2 VneID trên thiết bị điện thoại thông minh…

Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP vào năm 2025

Thời gian qua, các ngành, các cấp, các địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và cộng đồng trên địa bàn tỉnh; Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của tỉnh thông qua ứng dụng thương mại điện tử; Tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, trên các nền tảng thương mại điện tử, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có thêm cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, như: Sàn thương mại điện tử tỉnh Cà Mau (madeincamau.com), voso.vn, postmart.vn... giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt, thời gian qua việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là đối với hoạt động kinh tế số. Trong đó, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ trên 8%, vượt so với mục tiêu đề ra trong năm 2023 là 8%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt đã có bước phát triển, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch. Đặc biệt, chiến dịch cao điểm 69 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, đưa tỉnh Cà Mau đạt 83,4/100 điểm trên bảng chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử, vươn lên đứng đầu cả nước trong nhiều tháng liên tục.

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung tại Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triên kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND với mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng họp đồng điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử đạt 100%....

“Thành công của chuyển đổi số ở Cà Mau đã đóng góp quan trọng trong quảng bá doanh nghiệp, thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm, từ đó ngày càng thúc đẩy tạo xu thế chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần tăng trưởng kinh tế…” - ông Nguyễn Văn Đen nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Khai mạc Festival tôm Cà Mau: Tự hào thương hiệu Việt

    Khai mạc Festival tôm Cà Mau: Tự hào thương hiệu Việt

    22:00, 10/12/2023

  • Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Lễ thông xe cầu Ông Đốc, tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP Cà Mau

    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Lễ thông xe cầu Ông Đốc, tuyến tránh Quốc lộ 1 qua TP Cà Mau

    12:45, 10/12/2023

  • Cà Mau khơi thông các nguồn lực đầu tư, tạo đột phá phát triển

    Cà Mau khơi thông các nguồn lực đầu tư, tạo đột phá phát triển

    12:56, 09/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cà Mau thúc đẩy phát triển kinh tế số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO