Các quốc gia cân nhắc chuyển dịch và đổi mới thanh toán kỹ thuật số

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia, thanh toán kỹ thuật số ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, để nâng cao hiệu quả thanh toán, khuyến khích khởi nghiệp và phát triển thương mại điện tử.

>> Vị thế của đồng USD bị “lung lay” bởi CBDC?

Ngày càng phổ biến tại châu Á

Giới phân tích cho biết, các Ngân hàng Trung ương ở một số quốc gia Đông Nam Á hiện đang khám phá việc sử dụng các loại tiền kỹ thuật số để nâng cao hiệu quả thanh toán và khuyến khích các công ty khởi nghiệp, cũng như lĩnh vực thương mại điện tử trong khu vực.

các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) đang ngày càng trở nên phổ biến ở châu Á

Các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) đang ngày càng trở nên phổ biến ở châu Á

Với dân số tương đối trẻ có độ tuổi trung bình là 30 và tỷ lệ sử dụng Internet, điện thoại di động cao, Đông Nam Á đã chứng kiến rất nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số, thương mại điện tử và tiền điện tử.

Benedicte Nolens, người đứng đầu trung tâm Đổi mới của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết, Đông Nam Á là mảnh đất rất màu mỡ cho sự đổi mới thanh toán kỹ thuật số. Đặc biệt là sự tăng trưởng của thương mại điện tử trực tuyến với các cơ chế thanh toán mới. Đồng thời bác bỏ những lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư.

“Tiền mặt là công cụ ẩn danh nhất tồn tại ngày nay. Vì vậy, nếu tiền mặt chuyển sang dạng kỹ thuật số, sẽ thực sự dễ giám sát hơn so với việc tiền mặt hoàn toàn là tiền trên giấy hoặc ở dạng tiền xu”, bà nói.

Có thể thấy, các loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) đang ngày càng trở nên phổ biến ở châu Á. Điển hình là Trung Quốc, bắt đầu phát triển đồng Nhân dân tệ điện tử vào năm 2014, trong khi Hồng Kông cũng đang nghiên cứu đồng tiền điện tử HKD của riêng mình. Sau đó, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông đã làm việc với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và các đối tác ở Thái Lan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về dự án “mBridge” để thiết lập nền tảng thanh toán CBDC.

Ở những khu vực khác, năm 2021, Singapore đã hợp tác với các Ngân hàng Trung ương ở Úc, Malaysia và Nam Phi, cùng với BIS Innovation Hub để khám phá “Dự án Dunbar” nhằm phát triển các nền tảng cho việc giải quyết xuyên biên giới của các CBDC khác nhau. Quốc gia này cũng đã chứng kiến số lượng các công ty khởi nghiệp công nghệ tăng gấp 10 lần kể từ năm 2015, với các công ty cho vay truyền thống như DBS thiết lập các nền tảng để giao dịch tiền điện tử như Bitcoin.

Frederick Fung, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp tiền điện tử tại Singapore đánh giá, đó là một tiến triển rất lớn ở Singapore, bởi vì ngày càng có nhiều người quan tâm đến tiền điện tử hơn. Ông cho biết, không chỉ những người trẻ tuổi mới quan tâm đến tiền điện tử, mà cả những khách hàng lớn tuổi cũng đang chấp nhận thanh toán kỹ thuật số.

Còn tại Campuchia, bà Serey Chea, Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia chia sẻ: “Nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á còn rất nhiều dư địa để phát triển. Trong đó, Campuchia là một quốc gia nhỏ với 16 triệu dân, nơi có khoảng 20 triệu thuê bao điện thoại di động. Trong hai năm qua, COVID-19 đã thúc đẩy quá trình số hóa các nền kinh tế, sau khi nhiều chính phủ áp dụng các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội và khuyến khích mọi người mua sắm trực tuyến. Điều này đã thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số ở Campuchia và phần còn lại của thế giới tăng cao”.

>> Xung đột gia tăng, tiền điện tử được người dân Ukraine tích cực sử dụng

Cân nhắc dịch chuyển

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đinh Hồng Sơn, chuyên gia tài chính số nhận định, tiền điện tử nói chung và CBDC nói riêng đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, không chỉ bởi sự xoay trục tài chính đang diễn ra, mà còn bởi những vấn đề liên quan đến bất ổn chính trị, kinh tế xã hội... Mặc dù nhiều chuyên gia vẫn đang đưa ra các bình luận mâu thuẫn xoay quanh vấn đề này, nhưng rõ ràng, việc thay thế tiền tệ fiat bằng một loại tiền kỹ thuật số dựa trên blockchain nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, song nếu mọi quá trình diễn ra tốt đẹp, thì mọi người có thể sớm giao dịch nhiều hơn với tiền điện tử.

Nhiều nhà đầu cơ cũng được cho là đang đặt nhiều hy vọng vào tiền điện tử vì chúng phục vụ mục đích mang lại lợi nhuận tốt hơn

Nhiều nhà đầu cơ cũng được cho là đang đặt nhiều hy vọng vào tiền điện tử vì chúng phục vụ mục đích mang lại lợi nhuận tốt hơn

Nhiều nhà đầu cơ cũng được cho là đang đặt nhiều hy vọng vào tiền điện tử vì chúng phục vụ mục đích mang lại lợi nhuận tốt hơn. Hay một lập luận logic khác chỉ ra, một thứ gì đó được tạo ra lâu dài sẽ tồn tại nếu nó có mục đích, có giá trị cung cấp các dịch vụ hữu ích.

“Đến nay, mạng lưới tiền điện tử đã ghi nhận và bắt đầu làm việc trên các giải pháp Web 3. Rất nhiều nỗ lực đang được đầu tư vào việc tung ra các sản phẩm giao dịch mới như Metaverse, DeFi, NFT và giao dịch kỹ thuật số với nguồn cấp dữ liệu trực tiếp từ một thị trường rộng lớn hơn.

Đặc biệt, Bitcoin tiếp tục thu hút sự chú ý của mọi người. Thậm chí, nhiều người luôn coi đó là loại tiền kỹ thuật số có giá trị cao nhất trên thế giới, nên vẫn sử dụng từ “Bitcoin” thay vì tiền điện tử trong các lập luận của họ”, ông Sơn nói.

Trong khi các quốc gia khác còn tranh luận xem có nên đón nhận sự đổi mới phi tập trung hay không, thì El Salvador đã nhanh chóng có bước nhảy vọt. Một quốc gia nhỏ bé ở Trung Mỹ đã hợp pháp hóa việc sử dụng Bitcoin vào tháng 9 năm trước, đưa Bitcoin lên ngang hàng với tiền tệ fiat. Các công dân nước này đã phản ứng với việc El Salvador hợp pháp hóa Bitcoin bằng cách chỉ tận dụng các khoản tiền thưởng đã được công bố để thúc đẩy các giao dịch Bitcoin. Được biết, 91% đã chọn sử dụng tiền tệ fiat và số còn lại thì chọn Bitcoin.

Tuy nhiên, El Salvador dường như vẫn kiên quyết với quyết định tăng phạm vi áp dụng Bitcoin của mình. Bằng chứng là Chính phủ đã phát hành Trái phiếu Bitcoin 10 năm. Mặc dù điều này là để đáp ứng việc bù đắp thâm hụt tài chính và ảnh hưởng đến trái phiếu chính phủ, việc ra mắt cho thấy Chính quyền Tổng thống Nayib Bukele sẵn sàng đi xa.

Cũng theo ông Đinh Hồng Sơn, liệu các quốc gia có nên đi theo con đường tiền điện tử hay không là một câu hỏi mà nhiều người vẫn tiếp tục suy nghĩ không ngừng, bởi tiền kỹ thuật số vốn có lịch sử được sử dụng để tài trợ khủng bố và rửa tiền. Trừ khi những điều này được giải quyết, nếu không phần lớn các quốc gia có thể tránh xa việc hợp pháp hóa Bitcoin hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các quốc gia cân nhắc chuyển dịch và đổi mới thanh toán kỹ thuật số tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711715978 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711715978 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10