Các quốc gia hành động gì trước “cơn lốc” thuốc lá thế hệ mới?

Diendandoanhnghiep.vn Các quốc gia đã có những hành động khác nhau đối với thuốc lá thế hệ mới, vừa có thể giải quyết các bất cập về kinh tế - xã hội, vừa khai thác tiềm năng giảm thiểu tác hại đã được khoa học chứng minh.

Từ đây, những nhà hoạch định chính sách Việt Nam có thể tham khảo để quản lý thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng (hai loại thuốc lá thế hệ mới đang du nhập phổ biến tại Việt Nam qua con đường nhập lậu) trong hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá, vừa phù hợp với xu hướng thế giới vừa hài hòa các mục tiêu khác nhau.

>> Khung pháp lý cho thuốc lá thế hệ mới: Nhu cầu bức thiết từ người sử dụng

Cấm thuốc lá mới và hệ lụy

Thông tin từ đề xuất cải cách quy định về thuốc lá điện tử từ Cơ quan chính phủ của Úc báo cáo rằng, Luật liên bang ngăn cấm việc nhập khẩu, và luật tiểu bang và lãnh thổ ngăn cản việc cung cấp trong nước thuốc lá điện tử mà không cần kê đơn.

Tuy nhiên, rất nhiều người Úc đang tiếp cận những sản phẩm đó mà không cần đơn thuốc, thay vì thông qua các kênh cung cấp hợp pháp. Rõ ràng là các quy định hiện hành không đạt được mục đích đề ra. Một thị trường bất hợp pháp rộng lớn của thuốc lá điện tử tồn tại và đang được thanh thiếu niên và người lớn truy cập bất hợp pháp mà không cần kê đơn vì mục đích phi điều trị.

Từ đây, những hệ lụy được ghi nhận như các sản phẩm kém chất lượng và bị pha trộn, có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe, sự gia tăng các nhà bán lẻ ở chợ đen và đặc biệt cơ quan Thuế nước này ước tính doanh thu thuế bị thất thoát từ hàng thuốc lá bán tại quầy khoảng 2,3 tỷ USD trong năm 2021 – 2022.

Trong thời gian qua, nhiều hội thảo được tổ chức liên tục nhằm phân tích về thực trạng thị trường và kinh nghiệm quản lý thuốc lá thế hệ mới trên thế giới, từ đó đề xuất chính sách phù hợp chop/Việt Nam.

Trong thời gian qua, nhiều hội thảo được tổ chức liên tục nhằm phân tích về thực trạng thị trường và kinh nghiệm quản lý thuốc lá thế hệ mới trên thế giới, từ đó đề xuất chính sách phù hợp cho Việt Nam.

Tại Nepal, chỉ thị Quy định và Kiểm soát Sản phẩm Thuốc lá năm 2014 ở Nepal cấm sản xuất, nhập khẩu, bán và phân phối thuốc lá điện tử ở những nơi công cộng, các công ty bị cấm quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng thuốc lá ngày càng tăng, đặc biệt trong 5 - 6 tháng sau đại dịch Covid. Bất chấp lệnh cấm thuốc lá điện tử ở Nepal, theo báo cáo tài chính 2021 - 2022, hơn 18 tỉ sản phẩm thuốc lá điện tử và các thiết bị đi kèm được nhập khẩu, tương đương với số tiền 11 triệu rupee Nepal (Rs).

Theo Phòng Thương mại Thuốc lá điện tử Malaysia (MVCC - Malaysian Vape Chamber of Commerce), cho dù có lệnh cấm trước năm 2023, nhưng số lượng người trưởng thành sử dụng thuốc lá điện tử ở Malaysia vẫn tăng 27%, từ 1,1 triệu vào năm 2019 lên 1,4 triệu vào năm 2022. Giá trị bán lẻ của thị trường thuốc lá điện tử được ghi nhận đã tăng 53%, từ 2,27 tỷ ringit vào năm 2019 lên 3,48 tỷ ringit vào năm 2023.

Tương tự, Singapore áp đặt lệnh cấm lên thuốc lá điện tử từ năm 2018. Tuy nhiên số người sử dụng sản phẩm này không ngừng gia tăng. Đồng thời, số người bị bắt vì sử dụng thuốc lá điện tử năm 2022 gấp 4 lần so với năm 2020.

Vấn đề thuốc lá điện tử trở nên tồi tệ hơn cùng với sự gia tăng của các hoạt động buôn lậu. Dữ liệu từ trang web chính thức của Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) cho thấy, tổng cộng 860 người đã bị bắt vì bán và buôn lậu thuốc lá điện tử và phụ kiện từ năm 2018 đến năm 2022.

Quản lý với hệ thống pháp lý phù hợp

Liên quan đến vấn đề cấm thuốc lá điện tử này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cấm không phải là biện pháp hiệu quả bởi sẽ luôn làm gia tăng tình trạng buôn lậu, phạm tội… Đồng thời, giảm tác hại của thuốc lá điếu bằng những sản phẩm ít tác hại hơn là một biện pháp đáng cân nhắc.

Thực tế, nhiều quốc gia khác chọn cách tiếp cận hợp lý để mang về các lợi ích cho đất nước và người dân, điển hình trong đó có Vương quốc Anh và New Zealand, là các quốc gia có nền y tế cộng đồng rất phát triển.

Kể từ khi thuốc lá điện tử được giới thiệu ở Anh vào năm 2012, tỷ lệ người hút thuốc tại Anh đã giảm đáng kể, từ 22% năm 2014 xuống còn 12% năm 2020. Theo thông tin từ trang web NHS (Dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe Quốc gia Anh quốc) của Chính phủ Anh, gần hai phần ba số người sử dụng thuốc lá điện tử cùng với sự hỗ trợ từ dịch vụ cai thuốc lá tại địa phương của họ đã bỏ thuốc lá thành công.

Trong khi đó, tại New Zealand, sau khi cho phép kinh doanh thuốc lá điện tử, tỷ lệ hút thuốc tại đất nước này giảm còn 8%, đưa New Zealand vào nhóm các quốc gia có tỉ lệ hút thuốc thấp nhất thế giới.

Theo tạp chí y tế hàng đầu thế giới The Lancet, tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc hàng ngày đã giảm mạnh từ 13,3% trong giai đoạn 2017 - 2018 xuống còn 6,8% vào năm 2022 - 2023 sau khi thuốc lá điện tử trở nên phổ biến rộng rãi tại New Zealand, giảm 49% trong 5 năm.

Trên một bài viết của mình trên tạp chí Lancet, hai vị giáo sư trong lĩnh vực sức khỏe kiêm cựu lãnh đạo WHO - Robert Beaglehole và Ruth Bonita - cũng đồng ý rằng giảm tác hại của việc sử dụng thuốc lá chính là chiến lược trọng tâm của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). WHO cần tư vấn linh động cho các quốc gia khi họ cân nhắc chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới, không áp đặt khuyến nghị FCTC một cách cứng nhắc ở tất cả các thị trường. Bên cạnh đó thay vì cấm thì các quốc gia cần tập trung mục tiêu sức khỏe cộng đồng: giảm thiểu số ca tử vong do thuốc lá điếu gây ra ở người trưởng thành hút thuốc.

Bài học tham khảo nào cho Việt Nam?

Tại hội thảo “Thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam: Khuyến nghị chính sách” vừa được tổ chức bởi Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam với sự tham gia của đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tổng cục Quản lý thị trường, các Đại biểu Quốc hội đến từ Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội và các chuyên gia Kinh tế - Xã hội đầu ngành, diễn ra vào ngày 19/3 tại Hà Nội, đã cung cấp góc nhìn toàn cảnh về thị trường thuốc lá thế hệ mới, đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuyên gia trong hội thảo đều đồng tình Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế và các dữ liệu toàn cầu về xu hướng phát triển cùng bằng chứng giảm thiểu tác hại, rủi ro của thuốc lá thế hệ mới để quản lý đồng thời và đồng bộ loại sản phẩm này.

Các chuyên gia trong hội thảo đều đồng tình Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế và các dữ liệu toàn cầu về xu hướng phát triển cùng bằng chứng giảm thiểu tác hại, rủi ro của thuốc lá thế hệ mới để quản lý đồng thời và đồng bộ loại sản phẩm này.

Kết thúc phiên thảo luận, các đại diện tham gia đã cùng thống nhất quan điểm. Thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử có chứa nicotin phù hợp với định nghĩa sản phẩm thuốc lá của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, và không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh theo Luật Đầu Tư. Vì vậy, Việt Nam nên khảo cứu các kinh nghiệm quốc tế và các dữ liệu toàn cầu về xu hướng phát triển và bằng chứng khoa học về giảm thiểu tác hại, rủi ro của thuốc lá thế hệ mới để đưa các sản phẩm thuốc lá điện tử hệ thống đóng và thuốc lá làm nóng vào quản lý đồng bộ, đồng thời dưới cùng một khung pháp lý, trên cơ sở phân tích các tác động đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Các đại diện cũng nhấn mạnh, một khung pháp lý toàn diện sẽ bao gồm quy định về tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn sản phẩm, điều kiện kinh doanh, sản xuất, xuất - nhập khẩu và phân phối sản phẩm, chính sách về thuế, các quy định về ghi nhãn hàng hóa… Hiện nay Việt Nam đã có khuôn khổ khá đầy đủ và tương đồng, cần đặt ra một số điều chỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu thực tế và từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Các nhà hoạch định chính sách cần tham khảo các thông tin cập nhật, thực tế, đa chiều, toàn diện về sản phẩm, thực trạng thị trường cũng như các kinh nghiệm quản lý thuốc lá thế hệ mới trên thế giới… để từ đó có thể xây dựng một chính sách quản lý hiệu quả cho cả thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng, góp phần vào mục tiêu giảm thiểu tác hại thuốc lá, đảm bảo trật tự kinh doanh và tăng nguồn thu ngân sách từ thuế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Các quốc gia hành động gì trước “cơn lốc” thuốc lá thế hệ mới? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714328495 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714328495 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10